Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương I – Một Pháp

XII. Phẩm Vô Phạm

1-20 Vô Phạm

  1. – Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ không phạm là có phạm, những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với sở hành như vậy, đưa lại bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, không lợi ích cho đa số, đưa lại bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy, tạo điều vô phước và khiến cho diệu pháp biến mất.
  2. (Như số 1 trên, chỉ thế vào: “nêu rõ có phạm là không phạm”)…

3-10 . Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ tội nhẹ là tội nặng…. tội nặng là tội nhẹ… tội thô trọng là tội không thô trọng… tội không thô trọng là tội thô trọng… tội có dư tàn là tội không dư tàn… tội không dư tàn là tội có dư tàn… tội có thể sám hối là tội không có thể sám hối… tội không có thể sám hối là tội có thể sám hối. Những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với sở hành như vậy, đưa lại bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa lại bất hạnh đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy, tạo điều vô phước và khiến cho diệu pháp biến mất.

  1. Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ không phạm tội là không phạm tội. Những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với sở hành như vậy đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy tạo điều phước đức và khiến cho diệu pháp được an trú.
  2. (Như số 11, chỉ thế vào: “nêu rõ phạm tội là phạm tội”)…

13-20. Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ tội nhẹ là tội nhẹ… tội nặng là tội nặng… tội thô trọng là tội thô trọng… tội không thô trọng là tội không thô trọng … tội có dư tàn là tội có dư tàn… tội không dư tàn là tội không dư tàn… tội có thể sám hối là tội có thể sám hối… tội không có thể sám hối là tội không có thể sám hối. Những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, với sở hành như vậy, đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy tạo điều phước đức và khiến cho diệu pháp được an trú.

Kinh Tăng Chi Bộ – Chương I – Một Pháp – XII. Phẩm Vô Phạm

Bài viết liên quan

Mục lục KINH TĂNG CHI BỘ 174 bài-tiếng Việt:

Giới thiệu:
Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).

Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24.

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v… và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.

Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được quí ngài Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn (Ðại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27).

Chương Một Pháp

Chương Bảy Pháp

Chương Tám Pháp

Chương Chín Pháp

Chương Mười Một Pháp

Link xem nhanh các bộ kinh chính yếu trong Tam Tạng Thánh Ðiển:

(Xem chi tiết sơ đồ)

A. TẠNG LUẬT (VINAYAPIṬAKA)

  1. Phân tích giới
  2. Đại phẩm
  3. Tiểu phẩm
  4. Tập yếu

B. TẠNG KINH (SUTTANTAPIṬAKA)

  1. Trường bộ
  2. Trung bộ
  3. Tương ưng bộ
  4. Tăng chi bộ
  5. Tiểu bộ

C. TẠNG VÔ TỶ PHÁP (ABHIDHAMMAPIṬAKA)

  1. Pháp tụ
  2. Phân tích
  3. Chất ngữ
  4. Nhân chế định
  5. Biện giải
  6. Song đối
  7. Vị trí
Print
Email
Facebook
Twitter
LinkedIn
Skype
Telegram
Pocket
WhatsApp

Bạn đang xem bài viết: Kinh Tăng Chi Bộ – Chương I – Một Pháp – XII. Phẩm Vô Phạm