Ðại Tạng Kinh Việt Nam

Tăng Chi Bộ Kinh
Anguttara Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương VII – Bảy Pháp

Phẩm 07 – 09

IX. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp

[I]

(I) (1) Sự Phá Hoại

1.- Do phá hoại bảy pháp, này các Tỷ-kheo, thành vị Tỷ-kheo. Thế nào là bảy?

  1. Phá hoại kiến có thân, phá hoại nghi, phá hoại giới cấm thủ, phá hoại tham, phá hoại sân, phá hoại si, phá hoại mạn.

Do phá hoại bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, thành vị Tỷ-kheo.

(II-VIII) (2-8) Các Pháp Khác

  1. Này các Tỷ-kheo, do đoạn diệt bảy pháp, thành vị Sa-môn … do vất bỏ bảy pháp, thành vị Bà-la-môn … Do tiêu diệt bảy pháp, thành vị an lành … Do gột sạch bảy pháp, thành vị đã gột sạch … Do biết rõ bảy pháp, thành bậc có trí … Do phá hoại kẻ thù bảy pháp, thành vị Thánh … Do chặn đứng bảy pháp, thành vị A-la-hán. Thế nào là bảy?
  2. Chận đứng kiến có thân, chặn đứng nghi, chặn đứng giới cấm thủ, chặn đứng tham, chặn đứng sân, chặn đứng si, chặn đứng mạn.

Do chặn đứng bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, thành vị A-la-hán.

(IX) (9) Phi Diệu Pháp

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bảy phi diệp pháp này. Thế nào là bảy?
  2. Bất tín, không xấu hổ, không sợ hãi, không nghe nhiều, biếng nhác, thất niệm, ác tuệ. Này các Tỷ-kheo, có bảy phi diệu pháp này.

(X)(10) Diệu Pháp

1.- Có bảy diệu pháp này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bảy?

  1. Tín, xấu hổ, sợ hãi, nghe nhiều, tinh tấn, chánh niệm, có trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, có bảy diệu pháp này.
[II]

(I) (1) Người Xứng Ðáng Ðược Cung Kính

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bảy hạng người này, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là bảy?
  2. Ở đời, này các Tỷ-kheo, có hạng người sống tùy quán vô thường trên con mắt, tưởng vô thường, cảm thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập. Vị ấy, với sự đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây là hạng người thứ nhất đáng được cung kính … là phước điền vô thượng ở đời.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có hạng người sống tùy quán vô thường trên con mắt, tưởng vô thường, cảm thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập. Với vị ấy, sự chấm dứt các lậu hoặc và sự chấm dứt sanh mạng xảy đến một lần, không trước không sau. Này các Tỷ-kheo, đây là hạng người thứ hai đáng được cung kính … là phước điền vô thượng ở đời.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có hạng người sống tùy quán vô thường trên con mắt, tưởng vô thường, thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập. Vị ấy sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Bát-Niết-bàn … chứng được Vô hành Bát-Niết-bàn … chứng được Hữu hành Bát-Niết-bàn … chứng được thượng lưu, đạt được Sắc cứu cánh. Này các Tỷ-kheo, đây là hạng người thứ bảy đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

Này các Tỷ-kheo, bảy hạng người này đáng được cung kính … là ruộng phước vô thượng ở đời.

(II) (2) Các Người Khác Ðáng Ðược Cung Kính

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bảy hạng người này, đáng được cung kính, ….. là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là bảy?
  2. Ở đây, có hạng người sống tùy quán khổ trên con mắt … tùy quán vô ngã trên con mắt … tùy quán diệt tận trên con mắt … tùy quán hoại diệt trên con mắt … tùy quán ly tham trên con mắt … tùy quán đoạn diệt trên con mắt … tùy quán từ bỏ trên con mắt … trên tai … trên mũi … trên lưỡi … trên thân … trên ý … trên các sắc … trên các tiếng … trên các hương … trên các vị … trên các xúc … trên các pháp … trên nhãn thức … trên nhĩ thức … trên tỷ thức … trên thiệt thức … trên thân thức … trên ý thức … trên nhãn xúc … trên nhĩ xúc ….trên tỷ xúc.. trên thiệt xúc … trên thân xúc … trên ý xúc … trên thọ do nhãn xúc sanh … trên thọ do nhĩ xúc sanh … trên thọ do tỷ xúc sanh … trên thọ do thiệt xúc sanh … trên thọ do thân xúc sanh … trên thọ do ý xúc sanh … trên sắc tưởng … trên thanh tưởng … trên hương tưởng … trên vị tưởng … trên xúc tưởng … trên pháp tưởng … trên sắc tư … trên thanh tư … trên hương tư … trên vị tư … trên xúc tư … trên pháp tư … trên sắc ái … trên thanh ái… trên hương ái … trên vị ái … trên xúc ái … trên pháp ái … trên sắc tầm… trên thanh tầm … trên hương tầm … trên vị tầm … trên xúc tầm … trên pháp tầm … trên sắc tứ … trên thanh tứ … trên hương tứ … trên vị tứ … trên xúc tứ … trên pháp tứ … trên sắc uẩn … trên thọ uẩn … trên tưởng uẩn … trên hành uẩn … sống tùy quán vô thường trên thức uẩn … sống tùy quán khổ … sống tùy quán vô ngã … sống tùy quán diệt tận … sống tùy quán hoại diệt … sống tùy quán ly tham … sống tùy quán đoạn diệt … sống tùy quán từ bỏ.
[III]

(I) (1) Thắng Tri Tham (1)

1.- Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, bảy pháp cần phải tu tập. Thế nào là bảy?

  1. Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, bảy pháp này cần phải tu tập.

(II) (2) Thắng Tri Tham (2)

1.- Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, bảy pháp cần phải tu tập. Thế nào là bảy?

  1. Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nguy hại, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, bảy pháp này cần phải tu tập.

(III) (3) Thắng Tri Tham (3)

1.- Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, bảy pháp cần phải tu tập. Thế nào là bảy?

  1. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng yếm ly trên đồ ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, bảy pháp này cần phải tu tập.

(IV) (4) Thắng Tri Tham (4)

  1. – Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham … để hoàn toàn diệt tận … để đoạn tận … để diệt tận … để hoại diệt … để ly tham … để đoạn diệt … để xả bỏ … để từ bỏ … để từ bỏ tham. Bảy pháp này cần phải tu tập.
  2. Ðể thắng tri sân … si … phẫn nộ … hiềm hận … che đậy … não hại … tật đố … xan tham … man trá … lường gạt … ngoan cố … tháo động … mạn … tăng thượng mạn … kiêu, phóng dật … để liễu tri … để hoàn toàn diệt tận … để đoạn tận … để diệt tận … để hoại diệt … để ly tham … để đoạn diệt … để xả bỏ … để từ bỏ … để từ bỏ tham. Bảy pháp này cần phải tu tập.

Thế Tôn thuyết như vậy, các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn thuyết.

Kinh Tăng Chi Bộ – Chương VII – Bảy Pháp – IX. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp

Bài viết liên quan

Mục lục KINH TĂNG CHI BỘ 174 bài-tiếng Việt:

Giới thiệu:
Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).

Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24.

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v… và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.

Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được quí ngài Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn (Ðại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27).

Chương Một Pháp

Chương Bảy Pháp

Chương Tám Pháp

Chương Chín Pháp

Chương Mười Một Pháp

Link xem nhanh các bộ kinh chính yếu trong Tam Tạng Thánh Ðiển:

(Xem chi tiết sơ đồ)

A. TẠNG LUẬT (VINAYAPIṬAKA)

  1. Phân tích giới
  2. Đại phẩm
  3. Tiểu phẩm
  4. Tập yếu

B. TẠNG KINH (SUTTANTAPIṬAKA)

  1. Trường bộ
  2. Trung bộ
  3. Tương ưng bộ
  4. Tăng chi bộ
  5. Tiểu bộ

C. TẠNG VÔ TỶ PHÁP (ABHIDHAMMAPIṬAKA)

  1. Pháp tụ
  2. Phân tích
  3. Chất ngữ
  4. Nhân chế định
  5. Biện giải
  6. Song đối
  7. Vị trí
Print
Email
Facebook
Twitter
LinkedIn
Skype
Telegram
Pocket
WhatsApp

Bạn đang xem bài viết: Kinh Tăng Chi Bộ – Chương VII – Bảy Pháp – IX. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp