Ðại Tạng Kinh Việt Nam

Tiểu Bộ Kinh – Tập II


Khuddaka Nikàya

Giáo sư Trần Phương Lan dịch Việt

2.1 Chuyện Thiên Cung

Phẩm VI

-ooOoo-

Pàyasi

  1. (65) Chuyện thứ nhất – Lâu Ðài Gia Chủ (Agàriya-Vimàna)

Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha, trong Trúc Lâm. Thời ấy có một gia đình giàu sang đạo đức, một nguồn tài lợi dồi dào cho Tăng chúng và Ni chúng. Hai vị cha mẹ suốt thời thực hành công đức nhân danh Tam Bảo, lúc từ trần được tái sanh lên cõi trời Ba mươi ba. Một lâu đài bằng vàng dài mười dặm được dành riêng cho hai vị.

Tôn giả Mahà Moggallàna hỏi như vầy:

  1. Sáng rực như vườn lạc Cit-ta,
    Khu vườn đệ nhất cõi Băm-ba
    Lâu đài đây của chàng bừng sáng
    Ở giữa không gian thực chói lòa2. Ðạt thành thần lực đại hùng cường,
    Chàng tạo đức gì giữa thế nhân,
    Vì cớ gì oai nghi rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương?

    3. Chàng Thiên tử ấy hỷ tâm tràn,
    Ðược Mục-liên Tôn giả hỏi han,
    Chàng giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
    Và đây là kết quả cho chàng:

    4. Con cùng hiền phụ giữa phàm trần,
    Sống tại gia, làm lợi chúng Tăng,
    Thực phẩm dồi dào đem cống hiến
    Với tâm thành tín tự tay dâng.

    5. Vì vậy sắc con đẹp thế này,
    Và con vinh hiển ở nơi đây,
    Bất kỳ lạc thú nào trong dạ,
    Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.

    6.Xin trình Tôn giả đại oai thần
    Công đức con làm giữa thế nhân
    Nhờ đó oai nghi con rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương?

 

  1. (66) Chuyện thứ hai – Lâu Ðài Gia Chủ Thứ Hai (Dutiya-Agàriya-Vimàna)

Giống như chuyện trên về mọi mặt.

 

  1. (67) Chuyện thứ ba – Lâu Ðài Của Người Cúng Trái Cây (Phaladàya-Vimàna)

Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha trong Trúc Lâm. Thời ấy vua Bimbisàra muốn ăn xoài trái mùa. Dù khó khăn, người làm vườn cũng hứa sẽ nỗ lực làm cho cây có trái theo phương pháp cưỡng bách.

Khi bốn trái xoài đã chín, kẻ ấy hái đem dâng vua. Nhưng vừa chợt thấy Tôn giả Mahà-Moggallàna, y suy nghĩ: ‘Ta muốn dâng xoài cúng vị Tôn giả cao quý này và sẵn sàng để đức vua giết chết hay trừng phạt ta, vì lợi lạc tại đời này do phụng sự vua thật không đáng kể, nhưng công đức đời này và đời sau do việc cúng dường vị Tôn giả xứng đáng này thật là vô lượng’.

Vì thế y đem xoài cúng dường Tôn giả và trình việc ấy lên nhà vua. Vua truyền đám hầu cận vào phán:

– Hãy xem kỹ có phải kẻ ấy đã nói đúng với trẫm chăng.

Vị trưởng lão đem xoài dâng đức Thế Tôn, Ngài chia đều cho các Trưởng lão Sàriputta, Mahà Moggallàna, và Mahà-Kassapa. Nhà vua nghe vậy rất hài lòng vì sự can đảm của người làm vườn, liền ban cho y một ngôi làng, y phục, tư trang, và bảo y san sẻ công đức ấy cho vua. Y đáp:

– Tâu Ðại vương, hạ thần xin san sẻ. Xin Ðại vương hãy chọn lợi lạc gì tùy ý.

Khi từ trần, người làm vườn được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một Lâu đài bằng vàng rộng dài mười sáu dặm.

Tôn giả Mahà-Moggallàna hỏi vị Thiên tử:

  1. Lầu các trụ cao bằng ngọc bích,
    Rộng dài mười sáu dặm chung quanh,
    Bảy trăm nóc nhọn huy hoàng quá,
    Trụ ngọc nền vàng thật hiển vinh.2. Chàng uống ăn cư trú lạc an,
    Khi đàn tiên trổi khúc du dương,
    Sáu tư tiên nữ tài sắc đủ,
    Những vị đồng cư trú ngọc đường.
    Ở cõi Ba mươi ba rực rỡ,
    Múa ca, hưởng lạc thú khôn lường.

    3. Ðạt thành thần lực đại hùng cường,
    Chàng tạo đức gì giữa thế nhân,
    Vì cớ gì oai nghi rực rỡ,
    Dung quang sáng chói khắp mười phương?

    4. Chàng Thiên tử ấy hỷ tâm tràn,
    Ðược Mục-liên Tôn giả hỏi han,
    Chàng giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
    Và đây là kết quả do chàng:

    5. Cúng dường quả được quả tràn đầy,
    Ai tín tâm dâng các vị này
    Ðang sống cuộc đời đầy chánh hạnh,
    Khi lên Ðao-lợi hưởng như vầy,
    Ðược nhiều thành quả công to lớn,
    Vì thế con dâng bốn quả cây.

    6. Vậy ai tìm hạnh phúc, bình an,
    Trường cửu, nên đem quả cúng dường,
    Dù ước đạt thành Thiên giới lạc,
    Hay là lạc thú cõi nhân gian.

    7. Vì vậy sắc con đẹp thế này,
    Và con vinh hiển ở nơi đây,
    Bất kỳ lạc thú nào trong dạ,
    Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.

    8. Xin trình Tôn giả đại oai thần
    Công đức con làm giữa thế nhân,
    Nhờ đó oai nghi con rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương.

 

  1. (68) Chuyện thứ tư – Lâu Ðài Của Ngừơi Cúng Chỗ Cư Trú (Upassayadàyaka-Vimàna)

Bấy giờ, đức Thế Tôn đang trú tại Ràjagaha ở Trúc Lâm. Thời ấy một Tỷ-kheo, sau mùa mưa, lên đường đến yết kiến Thế Tôn, vào một làng nọ tìm chỗ cư trú thích hợp qua đêm. Vị ấy hỏi một cư sĩ tại gia, người này bàn chuyện với vợ xong, liền mời vị Tỷ-kheo làm khách trọ, và hôm sau khi khách lại khởi hành, chủ nhà đem tặng một cục đường mía.

Về sau lúc từ trần, vị cư sĩ tái sanh cùng vợ trên cõi trời Ba mươi ba trong một lâu đài bằng vàng mười hai dặm.

Tôn giả Mahà Moggallàna hỏi vị ấy:

  1. Như mặt trăng đi giữa đỉnh đầu,
    Khi mây tan biến, chiếu toàn cầu,
    Lâu đài chàng đứng trên thiên giới,
    Tỏa ánh sáng ngời đẹp biết bao.2. Ðạt thành thần lực đại hùng cường,
    Chàng tạo đức gì giữa thế nhân,
    Vì cớ gì oai nghi rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương?

    3. Chàng Thiên tử ấy hỷ tâm tràn,
    Ðược Mục-liên Tôn giả hỏi han,
    Chàng giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
    Và đây là kết quả cho chàng:

    4. Con cùng hiền phụ ở phàm trần
    Thỉnh bậc A-la-hán trú chân,
    Với tấm lòng thành, con cống hiến
    Dồi dào thực phẩm tự tay dâng.

    5. Vì vậy sắc con đẹp thế này,
    Và con vinh hiển ở nơi đây,
    Bất kỳ lạc thú nào trong dạ
    Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.

    6. Xin trình Tôn giả đại oai thần
    Công đức con làm giữa thế nhân,
    Nhờ đó oai nghi con rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương.

 

  1. (69) Chuyện thứ năm – Lâu Ðài Của Người Cúng Chỗ Cư Trú Thứ Hai (Dutiya-Upassayadàyaka-Vimàna)

Chuyện này giống hệt chuyện trước, trừ điểm ở đây có nhiều Tỷ-kheo, và Tôn giả Mahà-Moggallàna ví Lâu đài với mặt trời.

 

  1. (70) Chuyện thứ sáu – Lâu Ðài Của Người Cúng Món Khất Thực(Bhikkhàdàyaka-Vimàna)

Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha. Thời ấy một Tỷ-kheo đang đi trên đường cái vào làng nọ khất thực và dừng ở cửa nhà kia. Vị chủ nhà vừa rửa tay chân và ngồi xuống để ăn, liền đổ hết phần cơm mình vào bát vị Tỷ-kheo; sau khi nói lời tùy hỷ công đức, vị ấy ra đi. Chủ nhà hân hoan suy nghĩ: ‘Ta đã cúng dường một Tỷ-kheo đang đói và ta đã nhịn ăn”. Sau đó từ trần, vị ấy được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một Lâu đài bằng vàng mười hai dặm.

Tôn giả Mahà-Moggallàna hỏi vị ấy:

  1. Lầu các trụ cao bằng ngọc bích,
    Mưòi hai dặm trải rộng chung quanh,
    Bảy trăm nóc nhọn huy hoàng quá,
    Trụ ngọc nền vàng thật hiển vinh.2. Ðạt thành thần lực đại hùng cường,
    Chàng tạo đức gì giữa thế nhân,
    Vì cớ gì oai nghi rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương.

    3. Chàng Thiên tử ấy hỷ tâm tràn,
    Ðược Mục-liên Tôn giả hỏi han,
    Chàng giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
    Và đây là kết quả cho chàng.

    4. Khi làm người giữa cõi phàm nhân,
    Thấy một Tỷ-kheo mệt đói cơm,
    Con đã cúng dường ngài thực phẩm,
    Món ăn duy nhất đủ toàn phần.

    5. Vì vậy sắc con đẹp thế này,
    Và con vinh hiển ở nơi đây,
    Bất kỳ lạc thú nào trong dạ,
    Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.

    6. Xin trình Tôn giả đại oai thần,
    Công đức con làm giữa thế nhân,
    Nhờ thế oai nghi con rực rỡ,
    Dung quang chiếu sáng khắp mười phương.

 

7 (71) Chuyện thứ bảy – Lâu Ðài Của Người Giữ Lúa Mạch (Yavapàlaka-Vimàna)

Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha, trong Trúc Lâm. Thời ấy một cậu bé nghèo giữ ruộng lúa mạch đã đem bánh Kummàsa để ăn sáng. Khi cậu ngồi xuống ăn, một vị Trưởng lão vô lậu bước đến chỗ ấy. Cậu hỏi:

– Thưa Tôn giả đã thọ thực chưa?

Vị Trưởng lão im lặng. Cậu bé hiểu điều này có nghĩa là ‘chưa’ liền nói:

– Thưa Tôn giả, bây giờ đã quá trễ nên không thể tìm ra món ăn gần giờ ngọ trai như vầy. Xin Tôn giả dùng miếng bánh Kummàsa này vì lòng thương xót con.

Vị Trưởng lão vì từ bi đối với cậu đã dùng miếng bánh trong khi cậu đứng nhìn, rồi nói lời tùy hỷ và ra đi. Với tâm đầy thành tín, cậu bé nghĩ mình đã làm việc tốt khi cúng dường một người như thế.

Về sau, khi từ trần, cậu được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một Lâu đài như đã tả ở trên. Tôn giả Mahà-Moggallàna hỏi cậu:

  1. Lầu các trụ cao bằng ngọc bích,
    Mười hai dặm trải rộng chung quanh,
    Bảy trăm nóc nhọn huy hoàng quá,
    Trụ ngọc nền vàng thật hiển vinh.2. Ðạt thành thần lực đại hùng cường,
    Chàng tạo đức gì giữa thế nhân,
    Vì cớ gì oai nghi rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương.

    3. Chàng Thiên tử ấy hỷ tâm tràn,
    Ðược Mục-liên Tôn giả hỏi han,
    Chàng giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
    Và đây là kết quả cho chàng:

    4. Khi làm người giữa cõi phàn nhân,
    Giữ lúa mạch trong đám ruộng đồng,
    Con thấy Tỷ-kheo vô lậu hoặc,
    An nhiên tâm trí, chẳng mê lầm.

  2. Với ngài, con có tấm lòng thành,
    Con tự tay dâng bánh của mình,
    Cúng bánh Kum-mà-sa thuở ấy,
    Nay vui vườn Hỷ lạc thiên đình.
    6. Vì vậy sắc con đẹp thế này,
    Và con vinh hiển ở nơi đây,
    Bất kỳ lạc thú nào trong dạ
    Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.

    7. Xin trình Tôn giả đại oai thần
    Công đức ơn làm giữa thế nhân,
    Nhờ thế oai nghi con rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương.

 

  1. (72) Chuyện thứ tám – Lâu Ðài Của Vị Thiên Tử Ðeo Vòng Tai (Kundalì-Vimàna)

Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Kỳ Viên. Thời ấy, hai vị Ðại đệ tử cùng hội chúng du hành giữa dân chúng Kàsi vừa đến một tinh xá kia lúc trời tối.

Một đệ tử tại gia liền đến rửa chân chư vị và xoa dầu thơm cho chư vị, rồi thỉnh chư vị thọ thực hôm sau. Vị ấy chuẩn bị một buổi cúng dường thịnh soạn. Sau khi nói lời tùy hỷ công đức, chư Trưởng lão lại lên đường. Còn vị ấy về sau từ trần, được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một Lâu đài bằng vàng dài mười hai dặm.

Tôn giả Mahà-Moggallàna hỏi vị ấy:

  1. Y phục chỉnh tề, hoa chuỗi mang,
    Ðôi vòng tai rực rỡ trang hoàng,
    Tóc râu chải chuốt, khăn đầu đội,
    Chàng ngự Lâu đài, giống mặt trăng.
    2. Khi đàn tiên trổi khúc du dương,
    Sáu bốn nàng tài sắc vẹn toàn
    Ðồng trú cõi Băm-ba, rực rỡ,
    Múa ca, hưởng lạc thú, khôn lường.

    3. Ðạt thành Thiên lực đại hùng cường,
    Chàng tạo đức gì giữa thế nhân,
    Vì cớ gì oai nghi rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương?

    4. Chàng Thiên tử ấy hỷ tâm tràn,
    Ðược Mục-liên Tôn giả hỏi han,
    Chàng giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
    Và đây là kết quả cho chàng:

    5. Khi được làm người giữa thế nhân,
    Gặp nhiều ngài đức độ Sa-môn
    Có đầy chánh hạnh và tri kiến,
    Ái diệt, đa văn, tiếng lẫy lừng.

    6. Với các ngài, con có tín tâm,
    Cúng dường thức uống lẫn đồ ăn,
    Với lòng thành tín, con dâng tặng
    Mọi lễ vật phong phú trọn phần.

    7. Vì vậy sắc con đẹp thế này,
    Và con vinh hiển ở nơi đây,
    Bất kỳ lạc thú nào trong dạ
    Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.

    8. Xin trình Tôn giả đại oai thần
    Công đức con làm giữa thế nhân,
    Nhờ thế oai nghi con rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương

    .

 

  1. (73) Chuyện thứ chín – Lâu Ðài Của Vị Thiên Tử Thứ Hai Ðeo Vòng Tai(Dutiyakùdalì – Vimàna)

Chuyện này xảy ra giống như chuyện trên. Các vấn đề cũng giống nhau, từ câu kệ 5, thay: Thấy nhiều ngài đức độ Sa-môn,

bằng: Thấy nhiều ngài hảo tướng Sa-môn.

 

  1. (74) Chuyện thứ mười – Lâu Ðài Của Uttara (Uttara-Vimàna)

Sau khi đức Thế Tôn diệt độ, và Hội đồng kết tập Kinh điển tiến hành, Tôn giả Kummàra-Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) đã đến thành phố Setavyà với nhiều Tỷ-kheo và trú tại vườn Simsapà. Lúc ấy quốc vương Pàyàsi (Tệ Túc) nghe tin này, liền viếng thăm và chào mừng Tôn giả. Trong khi bàn luận về các quan điểm tà kiến của vua, vị Trưởng lão thuyết giảng cho vua tin có đời sau như được kể trong kinh Pàyàsi (Trường Bộ số 23).

Khi từ giã, vua Pàyàsi đem các tặng vật cúng dường. Nhưng vì vua tặng thực phẩm kém cỏi và y phục thô sơ không thích hợp, vốn chưa quen việc ấy trước kia, sau khi từ trần, vua cộng trú với Thiên chúng ở cõi thấp cùng Tứ Ðại Thiên vương.

Còn thanh niên Bà-la-môn Uttara phụ tá vua trong việc cúng dường, lại bố thí hào phóng và đầy lòng kính trọng, nên tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một Lâu đài mười hai dặm. Ðể tỏ lòng biết ơn, vị ấy xuất hiện cùng Lâu đài trước Trưởng lão Kummàra Kassapa và đảnh lễ Tôn giả. Trưởng lão hỏi vị ấy:

  1. Như điện Thiên vương, Thiện pháp đường,
    Nơi chư Thiên cộng trú bình an,
    Lâu đài này của chàng Thiên tử
    Ðứng giữa không gian, sáng rỡ ràng.2. Ðạt thành thiên lực đại hùng cường,
    Chàng tạo đức gì giữa thế nhân,
    Vì cớ gì oai nghi rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương?

    3. Chàng Thiên tử ấy hỷ tâm tràn,
    Ðược Mục-liên Tôn giả hỏi han,
    Chàng giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
    Và đây là kết quả cho chàng:

    4. Khi được làm người giữa thế gian,
    Con là nam tử Bà-la-môn,
    Thời vua Tệ Túc, con phân phát
    Tài sản, vì tôn quý chánh nhân.

    5. Với các ngài, con có tín tâm,
    Cúng dường thức uống lẫn đồ ăn,
    Với lòng thành kính, con dâng tặng
    Mọi lễ vật phong phú trọn phần.

    6. Vì vậy sắc con đẹp thế này,
    Và con vinh hiển ở nơi đây,
    Bất kỳ lạc thú nào trong dạ,
    Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.

    7. Xin trình Tôn giả đại oai thần,
    Công đức con làm giữa thế nhân,
    Nhờ thế oai nghi con rực rỡ,
    Dung quang tỏa sáng khắp mười phương.

 

Tổng Kết

Lâu Ðài Hai Gia Chủ, Người Cúng Trái Cây, Hai Người Cúng Chỗ Cư Trú, Người Giữ Ruộng Lúa Mạch, Hai Vị Thiên Tử Ðeo Vòng Tai, Vua Pàyàsi (Tệ Túc)

Kinh Tiểu Bộ – Tập 2 – 2.1 Chuyện Thiên Cung – Phẩm VI – Pàyasi

Bài viết liên quan

Mục lục KINH TIỂU BỘ tiếng Việt:

  1. Tổng quan Tiểu Bộ Kinh – Khuddaka Nikàya – Ðại Tạng Kinh
Kinh Pháp Cú
Kinh Phật Thuyết Như Vậy
Kinh Phật Tự Thuyết
Kinh Tập
  1. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga – 01 và 02. Kinh Rắn
  2. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .03. Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng
  3. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .04. Kinh Bhàradvàja, Người Cày Ruộng
  4. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .05. Kinh Cunda
  5. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .06. Kinh Bại Vong
  6. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .07. Kinh Kẻ Bần Tiện (Vasalasuttam)
  7. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .08. Kinh Từ Bi (Metta Sutta)
  8. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .09. Kinh Hemavata
  9. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .10. Kinh Alavaka
  10. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .11. Kinh Thắng Trận
  11. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .12. Kinh ẩn sĩ
  12. TB.T01.KT.C2.01. Kinh Châu Báu .Ratana Sutta)
  13. TB.T01.KT.C2.02. Kinh Hôi Thối .Amagandha)
  14. TB.T01.KT.C2.03. Kinh Xấu Hổ
  15. TB.T01.KT.C2.04. Kinh Ðiềm Lành Lớn .Kinh Ðại Hạnh Phúc (Mahamangala Sutta)
  16. TB.T01.KT.C2.05. Kinh Sùciloma
  17. TB.T01.KT.C2.06. Kinh Hành Chánh Pháp
  18. TB.T01.KT.C2.07. Kinh Pháp Bà-la-môn
  19. TB.T01.KT.C2.08. Kinh Chiếc Thuyền
  20. TB.T01.KT.C2.09. Thế Nào là Giới
  21. TB.T01.KT.C2.10. Kinh Ðứng Dậy
  22. TB.T01.KT.C2.11. Kinh Ràhula
  23. TB.T01.KT.C2.12. Kinh Vangìsa
  24. TB.T01.KT.C2.13. Kinh Chánh xuất gia
  25. TB.T01.KT.C2.14. Kinh Dhammika
  26. TB.T01.KT.C3.01. Kinh Xuất Gia
  27. TB.T01.KT.C3.02. Kinh Tinh Cần
  28. TB.T01.KT.C3.03. Kinh Khéo Thuyết
  29. TB.T01.KT.C3.04. Kinh Sundarika Bhàradvàja
  30. TB.T01.KT.C3.05. Kinh Màgha
  31. TB.T01.KT.C3.06-07. Kinh Sabhiya
  32. TB.T01.KT.C3.08-09. Kinh Mũi Tên
  33. TB.T01.KT.C3.10. Kinh Kokàliya
  34. TB.T01.KT.C3.11. Kinh Nàlaka
  35. TB.T01.KT.C3.12. Kinh Hai Pháp Tuỳ Quán
  1. KTB.T01.KT.C4.01. Kinh về Dục
  2. KTB.T01.KT.C4.02. Kinh Hang Ðộng tám kệ
  3. KTB.T01.KT.C4.03. Kinh Sân Hận tám kệ
  4. KTB.T01.KT.C4.04. Kinh Thanh Tịnh tám kệ
  5. KTB.T01.KT.C4.05. Kinh Tối Thắng tám kệ
  6. KTB.T01.KT.C4.06. Kinh Già
  7. KTB.T01.KT.C4.07. Kinh Tissametteyya
  8. KTB.T01.KT.C4.08. Kinh Pasùra
  9. KTB.T01.KT.C4.09. Kinh Màgandiya
  10. KTB.T01.KT.C4.10. Kinh Trước khi bị hủy hoại
  11. KTB.T01.KT.C4.11. Kinh Tranh luận
  12. KTB.T01.KT.C4.12. Những vấn đề nhỏ bé
  13. KTB.T01.KT.C4.13. Những vấn đề to lớn
  14. KTB.T01.KT.C4.14. Kinh Tuvataka (Con đường mau chóng)
  15. KTB.T01.KT.C4.15. Kinh Chấp trượng
  16. KTB.T01.KT.C4.16. Kinh Sàriputta (Xá-lợi-phất)
  17. KTB.T01.KT.C5.01. Bài kệ mở đầu
  18. KTB.T01.KT.C5.02. Câu hỏi của thanh niên A-ji-ta
  19. KTB.T01.KT.C5.03. Các câu hỏi của thanh niên Tissametmeyya
  20. KTB.T01.KT.C5.04. Câu hỏi của thanh niên Punnaka
  21. KTB.T01.KT.C5.05. Câu hỏi của thanh niên Mettagu
  22. KTB.T01.KT.C5.06. Câu hỏi của thanh niên Dhotaka
  23. KTB.T01.KT.C5.07. Câu hỏi của thanh niên Upasiva
  24. KTB.T01.KT.C5.08. Các câu hỏi của thanh niên Nanda
  25. KTB.T01.KT.C5.09. Các câu hỏi của thanh niên Hemaka
  26. KTB.T01.KT.C5.10. Câu hỏi của thanh niên Todeyya
  27. KTB.T01.KT.C5.11. Câu hỏi của thanh niên Kappa
  28. KTB.T01.KT.C5.12. Câu hỏi của thanh niên Jatukanni
  29. KTB.T01.KT.C5.13. Câu hỏi của thanh niên Bhadràvudha
  30. KTB.T01.KT.C5.14. Câu hỏi của thanh niên Udaya
  31. KTB.T01.KT.C5.15. Câu hỏi của thanh niên Posàla
  32. KTB.T01.KT.C5.16. Câu hỏi của thanh niên Mogharàja
  33. KTB.T01.KT.C5.17. Câu hỏi của thanh niên Pingiya
  34. KTB.T01.KT.C5.18. Kết luận
Trưởng Lão Tăng Kệ
Trưởng Lão Ni Kệ
Chuyện Tiền Thân Đức Phật
  1. ​​​​​​​KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.01. PHẨM APANNAKA
  2. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.02. PHẨM GIỚI
  3. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.03. PHẨM KURUNGA
  4. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.04. PHẨM KULAVAKA
  5. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.05. PHẨM LỢI ÁI
  6. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.06. PHẨM ÀSIMSA
  7. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.07. PHẨM NỮ NHÂN
  8. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.08. PHẨM VARANA
  9. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.09. PHẨM APAYIMHA
  10. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.10. PHẨM LITTA
  11. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.11. PHẨM PAROSATA
  12. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.12. PHẨM HAMSA
  13. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C01. Một bài kệ – 01. PHẨM KUSANÀLI
  14. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C01. Một bài kệ – 02. PHẨM ASAMPADÀNA
  15. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C01. Một bài kệ – 03. PHẨM KAKANTAKA
  16. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 04. PHẨM DALHA
  17. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 05. PHẨM SANTAHAVA
  18. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 06. PHẨM THIỆN PHÁP
  19. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 07. PHẨM ASADISA
  20. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 08. PHẨM RUHAKA
  21. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 09. PHẨM NATAMDAIHA
  22. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 10. PHẨM BIRANATTHAMBHAKA
  23. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 11. PHẨM KHÀSÀVA
  24. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 12. PHẨM UPÀHANA
  25. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 13. PHẨM SIGÀLA
  26. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C03.14. PHẨM SANKAPPA
  27. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C03.15. PHẨM KOSYA
  28. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 264-273)
  29. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 274-280)
  30. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 281-285)
  31. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 286-300)
  32. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 301-309)
  33. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 310-317)
  34. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 318-325)
  35. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 326-337)
  36. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 338-350)
  37. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C05. Phẩm Năm Bài Kệ (tt 351-358)
  38. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C05. Phẩm Năm Bài Kệ (tt 359-371)
  39. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C06. Phẩm Sáu Bài Kệ (tt 372-378)
  40. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C06. Phẩm Sáu Bài Kệ (tt 379-386)
  41. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C06. Phẩm Sáu Bài Kệ (tt 387-395)
  42. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C07. Phẩm bảy bài kệ
  43. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C07. Phẩm bảy bài kệ (tt 407 – 416)
  44. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C08. Phẩm Tám Bài Kệ
  45. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C08. Phẩm Tám Bài Kệ (tt 422 – 426)
  46. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C09. Phẩm Chín Bài Kệ
  47. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C09. Phẩm Chín Bài Kệ (tt 433 – 438)
  48. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C10. Phẩm Mười Bài Kệ
  49. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C10. Phẩm Mười Bài Kệ (tt 447- 454)
  50. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C11. Phẩm Mười Một Bài Kệ
  51. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C11. Phẩm Mười Một Bài Kệ (tt 460-463)
  52. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C12. Phẩm Mười Hai Bài Kệ
  53. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C12. Phẩm Mười Hai Bài Kệ (tt 468 – 473)
  54. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C13. Phẩm Mười ba bài kệ
  55. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C13. Phẩm Mười ba bài kệ (tiếp theo)
  56. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C14. Tạp phẩm
  57. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C14. Tạp phẩm (tiếp theo)
  58. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C15. Phẩm Hai Mươi Bài Kệ
  59. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C15. Phẩm Hai Mươi Bài Kệ (tiếp theo)
  60. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C16. Phẩm Ba mươi bài kệ
  61. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C16. Phẩm Ba mươi bài kệ (tiếp theo)
  62. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C17. Phẩm Bốn Mươi Bài Kệ
  63. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C18. Phẩm Năm Mươi Bài Kệ
  64. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C19. Phẩm Sáu Mươi Bài Kệ
  65. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C20. Phẩm Bảy Mươi Bài Kệ
  66. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C21. Phẩm Tám Mươi Bài Kệ
  67. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C22. Đại Phẩm
  68. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (540)
  69. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (541)
  70. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (542)
  71. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (543)
  72. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (544)
  73. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (545)
  74. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (546)
  75. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (547)

Link xem nhanh các bộ kinh chính yếu trong Tam Tạng Thánh Ðiển:

(Xem chi tiết sơ đồ)

A. TẠNG LUẬT (VINAYAPIṬAKA)

  1. Phân tích giới
  2. Đại phẩm
  3. Tiểu phẩm
  4. Tập yếu

B. TẠNG KINH (SUTTANTAPIṬAKA)

  1. Trường bộ
  2. Trung bộ
  3. Tương ưng bộ
  4. Tăng chi bộ
  5. Tiểu bộ

C. TẠNG VÔ TỶ PHÁP (ABHIDHAMMAPIṬAKA)

  1. Pháp tụ
  2. Phân tích
  3. Chất ngữ
  4. Nhân chế định
  5. Biện giải
  6. Song đối
  7. Vị trí
Print
Email
Facebook
Twitter
LinkedIn
Skype
Telegram
Pocket
WhatsApp

Bạn đang xem bài viết: Kinh Tiểu Bộ – Tập 2 – 2.1 Chuyện Thiên Cung – Phẩm VI – Pàyasi