Bước Đầu Học Phật.com
  • Kinh V2
  • Thư viện Sách – Bài Giảng
  • Chat A.I
No Result
View All Result
Bước Đầu Học Phật.com
  • Kinh V2
  • Thư viện Sách – Bài Giảng
  • Chat A.I
No Result
View All Result
Bước Đầu Học Phật
No Result
View All Result

Kinh Tiểu Bộ – Tập III – Trưởng Lão Tăng Kệ – Chương I – Một Kệ – Phẩm Chín

Chia sẻ qua QC CodeChia sẻ qua FacebookChia sẻ qua WhatsappChia sẻ qua Email

Tiểu Bộ – Khuddhaka Nikaya

Tập III – Trưởng Lão Tăng Kệ

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương I – Một Kệ

Phẩm Chín

(LXXXI) Samitigutta (Thera. 12)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, tên là Samitigutta (hộ trì nhờ hòa khí). Nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, ngài xuất gia và chứng được giới thanh tịnh. Do kết quả nghiệp đời trước, ngài bị bệnh hủi, tay chân của ngài rơi xuống từng phần một, ngài sống trong một nhà bệnh.

Một hôm, Tôn giả Sàriputta đi thăm các người bệnh và hỏi thăm các bệnh nhân, thấySamitigutta, Tôn giả cho một đề tài để thiền quán, nói rằng: ‘Này Hiền giả, nếu nói về vấn đề năm thủ uẩn, thời toàn bộ khổ uẩn là một vấn đề cảm thọ. Và khi không có năm uẩn, thời không có đau khổ’. Nói xong, Tôn giả Sàriputta tiếp tục đi. Nhưng bệnh nhânSamigutta được phấn khởi với bài dạy ấy, triển khai thiền quán và chứng được sáu thắng trí. Nhờ đó, ngài nhớ đến các hành ngài làm đời trước, khiến nay ngài phải mắc bệnh hủi. Và tán thán sự kiện này mọi việc đã được chấm dứt, ngài nói lên bài kệ:

  1. Việc ác ta đã làm,
    Trong các đời sống trước,
    Ở đây chỉ cảm thọ,
    Thọ lãnh từ nghiệp ấy,
    Căn bản các nghiệp khác,
    Thật sự không còn nữa.

 

(LXXXII) Kassapa (Thera. 12)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, con một Bà-la-môn thuộc Tây Bắc (Udicca-hahmanacsa) và được đặt tên là Kassapa. Cha ngài mất khi ngài còn nhỏ, mẹ ngài nuôi ngài lớn lên. Một ngày kia, ngài nghe đức Phật giảng ở Jetavana, ngay lúc ấy nhờ nghiệp duyên thuần thục, ngài chứng được Sơ quả. Ngài đi đến gặp mẹ và xin xuất gia.

Khi đức Phật an cư, làm lễ tự tứ xong, bắt đầu bộ hành, Kassapa muốn được đi theo Thế Tôn. Trước hết ngài đến xin phép bà mẹ và được mẹ cho phép đi với lời khuyên dạy như sau:

  1. Hãy đi tại chỗ nào,
    Khất thực nhận dễ dàng,
    Những chỗ được an toàn,
    Những chỗ không sợ hãi,
    Tại những chỗ như vậy,
    Này con, con hãy đi,
    Chớ khiến cho đời con,
    Sầu muộn bị va chạm.

Ngài suy nghĩ ‘Mẹ ta muốn ta đến đến chỗ ta giải thoát khỏi phiền não, như vậy đây là dịp cho ta đạt được giải thoát hoàn toàn, không có sầu não buồn phiền’.

Rồi ngài cố gắng triển khai thiền quán, chứng quả A-la-hán. Vì rằng lời khuyên của mẹ giúp ngài tinh tấn hành trì chứng quả, nên ngài nói lại bài kệ ấy.

 

(LXXXIII) Sìha (Thera. 12)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở xứ Malla, trong gia đình hoàng tộc và được đặt tên là Sìha. Khi thấy đức Phật, ngài bị cảm hóa, đảnh lễ và ngồi xuống một bên, bậc Ðạo Sư biết được tâm tư của ngài, thuyết pháp cho ngài, ngài khởi lòng tin, xuất gia và lấy một đề tài vào trong rừng để thiền quán. Tâm tư của ngài bị nhiều đối tượng ám ảnh, ngài không thể thiền định, bậc Ðạo Sư thấy vậy, liền nói lên với ngài bài kệ như sau:

  1. Hỡi Sìha, hãy sống,
    Không buông lung, phóng dật,
    Ngày đêm không biếng nhác,
    Kiên trì trong tu tập,
    Hãy thực hành thiện pháp,
    Gấp bỏ thân tích tụ
    .

Nhờ vậy ngài có thể triển khai thiền quán và chứng quả A-la-hán. Lúc nói lên chánh trí của mình, ngài đọc lại bài kệ trên.

 

(LXXXIV) Nita (Thera. 13)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài được sanh ở Sàvatthi, con một Bà-la-môn và được đặt tên là Nita. Khi lớn lên, ngài nghĩ: ‘Các tu sĩ Thích-ca thật may mắn, được cúng dường đầy đủ các vật cần dùng. Thật là một đời sống thoải mái, đời sống của một Tu sĩ’. Rồi ngài xin xuất gia để được sống thoải mái, không chú ý đến tu tập, ăn no, nói chuyện nhảm nhí, và ban đêm ngủ dài. Bậc Ðạo Sư thấy được thiện duyên của ngài đời trước, nên nói lên bài kệ này để giáo giới ngài.

  1. Trọn đêm Thầy nằm ngủ,
    Ban ngày thích tụ hội,
    Kẻ ngu sống như vậy,
    Sẽ đoạn khổ được sao?

Bị dao động bởi lời dạy của bậc Ðạo Sư, ngài triển khai thiền quán, không bao lâu chứng quả A-la-hán. Rồi ngài nói lên chánh trí của ngài, bằng cách lập lại bài kệ trên.

 

(LXXXV) Sunàga (Thera. 13)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở làng Nàlaka, con một Bà-la-môn và bạn củaSàriputta trước khi Sàriputta xuất gia. Nghe Tôn giả Sàriputta thuyết pháp, ngài xuất gia, an trú trên thiền quán và không bao lâu chứng quả A-la-hán. Do vậy, khi ngài dạy cho các Tỷ-kheo, ngài nói lên chánh trí của ngài với bài kệ:

  1. Thiện xảo tướng của tâm,
    Biết vị ngọt viễn ly,
    Hành thiền, niệm, thận trọng,
    Chứng lạc không thế tục
    .

 

(LXXXVI) Nàgita (Thera. 13)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ỏ Kapilavatthu, trong gia đình hoàng tộc Thích-ca, tên là Nàgita. Khi bậc Ðạo Sư đến tại chỗ của ngài, Thế Tôn thuyết kinh Mật Hoàn, ngài khởi lòng tin, xuất gia không bao lâu chứng quả A-la-hán. Rồi hân hoan với sự thật trong lời dạy của đức Phật, và sự chỉ đạo có hiệu quả của Chánh pháp, ngài nói lên bài kệ này:

  1. Ngoài đây có ngoại đạo,
    Họ dạy những con đường,
    Không như con đường này,
    Ðưa đến quả Niết-bàn,
    Thật khác, đức Thế Tôn,
    Giáo giới hàng Tăng chúng,
    Ðạo Sư chỉ Niết-bàn,
    Như thấy trên bàn tay.

 

(LXXXVII) Pavittha (Thera. 13)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sống ở quốc độ Magadha, trong một gia đình Bà-la-môn, tánh thiên về đời sống ẩn sĩ, ngài trở thành một du sĩ. Sau khi học tập, ngài đi chỗ này chỗ khác, nghe Upatissa và Kolita (Sàriputta và Moggallàna) xuất gia theo đức Phật, nghĩ rằng giáo hội này phải tốt đẹp mới có những vị như vậy chấp nhận. Ngài đến nghe đức Phật thuyết pháp, khởi lòng tin, xuất gia không bao lâu chứng quả A-la-hán, ngài nói lên chánh trí của ngài với bài kệ này:

  1. Thấy như thật các uẩn,
    Mọi sanh hữu phá hủy,
    Ðoạn sanh tử luân hồi,
    Nay không còn tái sanh
    .

 

(LXXXVIII) Ajjuna (Thera. 13)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, trong gia đình một nghị sĩ, được đặt tên là Ajjuna. Khi lớn lên, ngài liên hệ với phái Ni-kiền-tử, xuất gia trong tôn phái này khi còn trẻ, nghĩ rằng sẽ tìm được đạo giải thoát. Nhưng ngài không tìm được gì trong giáo hội ấy, ngài gặp bậc Ðạo Sư, khởi lòng tin, xuất gia và không bao lâu chứng quả A-la-hán. Hân hoan trong quả chứng của mình, ngài nói lên bài kệ này:

  1. Ta có thể tự mình,
    Kéo nước từ đất liền,
    Như nước lớn cuốn trôi,
    Ta thể nhập sự thật.

 

(LXXXIX) Devasabha (Thera. 13)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài là con của một hoàng tộc, lên ngôi vua khi còn trẻ. Nhưng khi tỉnh ngộ, ngài đi nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, từ bỏ ngôi vua, xuất gia và không bao lâu chứng quả A-la-hán. Ngài hân hoan khi nghĩ đến những uế nhiễm ngài đã từ bỏ, và nói lên bài kệ này:

  1. Vượt khỏi các bùn nhơ,
    Từ vực thẳm trở về,
    Thoát bọc lưu trói buộc,
    Mọi kiêu mạn tiêu trừ.

 

(XC) Sàmidatta (Thera. 13)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá), con một Bà-la-môn, được đặt tên là Sàmidatta. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài nghe uy lực của đức Phật, và đi đến tinh xá với những cư sĩ để nghe bậc Thế Tôn thuyết pháp, ngài khởi lòng tin và xuất gia. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm trong một thời gian, ngài không có nhiệt tâm tu tập, cuối cùng, lại được nghe đức Phật thuyết pháp, ngài trở nên phấn khởi, nhiệt tâm và chứng thực quả A-la-hán.

Về sau, các Tỷ-kheo hỏi ngài: ‘Làm sao Hiền giả chứng được pháp Thượng nhân?’ Và ngài nói lên hiệu năng của giáo pháp, sự tu chứng pháp và tùy pháp. Ngài tuyên bố chánh trí của ngài trong bài kệ như sau:

  1. Năm uẩn được rõ biết,
    Tồn tại sẽ cắt đứt,
    Vòng sanh tử đoạn tận,
    Nay không còn tái sanh.

Related Posts

Kinh Tương Ưng – Tập 1 Thiên có kệ – Chương VII – Tương Ưng Bà La Môn – II. Phẩm Cư Sĩ

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Tập I - Thiên Có Kệ Chương...

Kinh Tương Ưng Bộ – Tập 1 – Thiên Có Kệ – Chương III – Tương Ưng Kosala – III Phẩm Thứ Ba

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Tập I - Thiên Có Kệ Chương...

Kinh Tương Ưng – Tập IV – Thiên Sáu Xứ – Chương III – Tương Ưng Nữ Nhân – Phần Ba – Phẩm Các Sức Mạnh

Đại Tạng Kinh Việt Nam Tương Ưng Bộ Kinh Samyutta Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Tập IV...

Kinh Tương Ưng – Tập IV – Thiên Sáu Xứ – Chương III – Tương Ưng Nữ Nhân – Phần Hai – Phẩm Trung Lược

Đại Tạng Kinh Việt Nam Tương Ưng Bộ Kinh Samyutta Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Tập IV...

Kinh Tương Ưng – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – Chương XI – Tương Ưng Dự Lưu (b) – VII. Phẩm Ðại Trí Tuệ

Đại Tạng Kinh Việt Nam Tương Ưng Bộ Kinh Samyutta Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Tập V...

Kinh Tương Ưng – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – Chương XI – Tương Ưng Dự Lưu (b) – VI. Phẩm Với Trí Tuệ

Đại Tạng Kinh Việt Nam Tương Ưng Bộ Kinh Samyutta Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Tập V...

  • Thư viện
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ – Góp ý

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nguyện xin công đức này hướng về khắp tất cả chúng sinh, đều trọn thành Phật Đạo.
© 2016-2022 - Bước Đầu Học Phật - Thư Viện. All rights reserved

No Result
View All Result
  • I. Thế Giới Nói Gì
    • Tổ Chức Thế Giới
    • Nhà Khoa Học
    • Tôn Giáo Khác
    • Doanh Nhân
    • Người Nổi Tiếng
  • II. Bằng Chứng Là Gì
    • Khoa Học
    • Di Tích
    • Lịch Sử
    • Con Người
    • Văn Học
    • Kinh Điển
  • III. Phật Gotama là Ai?
    • Hoàn Cảnh Lịch Sử
    • Thời Sơ Sinh
    • Thời Tuổi Trẻ
    • Thời Tìm Đạo
    • Thời Giác Ngộ
    • Thời Thuyết Giảng
    • Đức Phật Niết Bàn
    • Đệ Tử Nổi Tiếng
    • Cư Sĩ Nổi Tiếng
    • Kết Tập Kinh Điển
  • IV. Cốt Lõi Phật Dạy
    • Khi Giác Ngộ
    • Khi Thuyết Giảng
    • Khi Niết Bàn
  • V. Kiến Thức Cơ Bản
    • Tứ Thánh Đế
    • Bát Chánh Đạo
    • 37 Phẩm Trợ Đạo
    • 6 Căn
    • 6 Trần
    • 6 Thức
    • Ngũ Uẩn
    • 12 Nhân Duyên
    • Tam Quy
    • Ngũ Giới
    • Thập Thiện
    • Nghiệp
    • Khổ
    • Vô Thường
    • Vô Ngã
    • Tánh Không
    • Như Lý Tác Ý
    • 7 Pháp Đoạn Trừ
    • 10 Điều Không Vội
    • Khái Niệm Cần Biết
  • VI. Phật Dạy Gì
    • Làm Người
    • Làm Con
    • Làm Cha
    • Làm Mẹ
    • Làm Chồng
    • Làm Vợ
    • Làm Thầy
    • Làm Trò
    • Làm Bạn
    • Làm Lãnh Đạo
    • Làm Chủ
    • Làm Nhân Viên
    • Làm Đẹp
    • Làm Giàu
    • Làm Kinh Doanh
    • Làm Phước
    • Báo Hiếu
    • Báo Ơn
    • Bảo Vệ Môi Trường
    • Giải Quyết Vấn Đề
  • VII. Phương Pháp Học Hành
    • Đi Đứng
    • Nằm Ngồi
    • Nói Nín
    • Động Tĩnh
    • Ăn Uống
    • Thức Ngủ
    • Nghe Hỏi
    • Ở Mặc
    • Vệ Sinh
    • Giao Tiếp
    • Giảng Dạy
    • Vấn Đáp
    • Cầu Nguyện
    • Cúng Tế
    • Sám Hối
    • Giới Luật
    • Tinh Tấn
    • Chữa Bệnh
    • Chánh Kiến
    • Chánh Niệm
    • Thiền Định
    • Giác Ngộ
    • Sống Một Mình
    • Sống Nhiều Người
    • Cách Nhận Thức
    • Cách Nhớ Lâu
    • Cách Tiêu Dùng
    • Cách Niệm Phật
    • Trừ Phiền Não
    • Không Phóng Dật
    • Vấn Đề Tâm
    • 10 Điều Không Vội Tin
  • VIII. Kết Quả Áp Dụng Lời Phật
    • Tại Gia
    • Xuất Gia
    • Người Khôn
    • Người Ngu
    • Các Hạng Người
    • Các Khái Niệm
  • IX. Các Vấn Đề Siêu Hình
    • Chân Lý
    • Chứng Đắc
    • Cõi Giới
    • Giải Thoát
    • Hào Quang
    • Khi Chết
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
    • Tội Lỗi
    • Thiên Nhiên
    • Sự Vi Diệu
    • Thời Gian
    • Thần Thông
    • Tuổi Thọ
    • Trí Tuệ
    • Gotama
    • Như Lai
    • Sự Kiện Hiếm Có
    • Tồn Vong Phật Pháp
  • X. Kinh Pali
    • Kinh Tiểu Bộ
    • Kinh Trung Bộ
    • Kinh Tăng Chi Bộ
    • Kinh Tương Ưng Bộ
  • Sơ Đồ Phật Học
  • Tham Khảo
    • Web
    • Tác Phẩm
    • Thư Viện – Bảo Tàng
    • Các Giảng Sư
    • Các Nhà Nghiên Cứu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Góp ý

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nguyện xin công đức này hướng về khắp tất cả chúng sinh, đều trọn thành Phật Đạo.
© 2016-2022 - Bước Đầu Học Phật - Thư Viện. All rights reserved