Tiểu Bộ – Khuddhaka Nikaya

Tập III – Trưởng Lão Tăng Kệ

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương I – Một Kệ

Phẩm Mười Hai

(CXI) Jenta (Thera. 16)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong nước Magadha (Ma-kiệt-đà), tại làngJenta, con một vua địa phương. Khi đang còn trẻ, vì nghiệp duyên thúc đẩy, ngài muốn xuất gia, suy tư đến đời sống thoát tục. Ngài nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, rồi xuất gia. Tinh cần tu tập, hân hoan trong thiền quán, ngài chứng quả A-la-hán. Suy tư đến quả chứng của mình, nhớ đến những phân vân phải gặp lúc trước, ngài phấn khởi nói lên bài kệ:

  1. Khó thay, đời xuất gia,
    Khó thay, đời cư sĩ,
    Sâu kín thay, Chánh pháp,
    Khó kiếm thay, tài sản,
    Lựa chọn thật khó khăn,
    Nếp sống này, sống khác,
    Khi tâm trí, luôn luôn,
    Nghĩ đến lẽ vô thường.

 

(CXII) Vacchagotta (Thera. 16)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá), con một Bà-la-môn giàu có. Vì có đến bốn vị Trưởng lão tên Vaccha, ngài được gọi là Vacchagotta. Khi đến tuổi trưởng thành, giỏi về Bà-la-môn giáo điển, ngài cảm thấy không thỏa mãn, vì không tìm thấy lõi cây trong sự học hỏi ấy, sau ngài trở thành một du sĩ. Nhờ vậy, ngài gặp bậc Ðạo Sĩ, bằng lòng với những câu trả lời, ngài xuất gia, và sau một thời gian, chứng được sáu thắng trí, hân hoan với quả chứng và nếp sống của mình, ngài nói lên bài kệ:

  1. Ta chứng được Ba minh,
    Ðạt được đại thiền định,
    Tâm chỉ được thiện xảo,
    Ta đạt được mục đích,
    Lời Phật dạy làm xong.

 

(CXIII) Vanavaccha (Thera. 16)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh làm con một Bà-la-môn giàu có ở Ràjagaha(Vuơng Xá), được đặt tên là Vanavaccha. Ngài khởi lòng tin khi bậc Ðạo Sư hội kiến với vua Bimbisàra (Bình-sa). Sau ngài xuất gia, chứng quả A-la-hán. Khi đã chứng quả A-la-hán, ngài sống trong rừng, thiên tu hạnh viễn ly, do vậy được gọi là Vanavaccha. Một hôm, ngài muốn giúp ích cho bà con đi đến Ràjagaha, sống trong một chỗ ở nhỏ, và nói với họ nếp sống của mình. Các bà con yêu cầu ngài dùng bài kệ này nói lên ngài ưa thích sống ở rừng núi và hành trì hạnh viễn ly:

  1. Dưới tảng đá, băng đá
    Có nước suối, trong chảy,
    Có khỉ và có nai,
    Lai vãng sống gần bên,
    Cỏ cây bao trùm nước,
    Núi rừng ấy, ta ưa.

Bài kệ này trở thành lời nói chánh trí của ngài.

 

(XIV) Adhimutta (Thera. 16)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình Bà-la-môn giàu có ởSàvatthi, tên là Adhimutta. Ngài cảm thấy bất mãn khi thấy giáo lý Bà-la-môn không có gì căn bản. Chứng kiến uy nghi đức độ của đức Phật khi tinh xá Kỳ Viên được dâng cúng, ngài xuất gia và không bao lâu chứng quả A-la-hán, ngài giáo giới các Tỷ-kheo sống với ngài, các vị này rất là lực lưỡng, với bài kệ sau đây:

  1. Trong nếp sống tâm tư,
    Hướng về hạnh từ bỏ,
    Với thân thể thô lỗ,
    Nặng nề như thế này,
    Nếu ham muốn thân thể,
    Ðược thọ hưởng các lạc,
    Từ đâu thành tựu được,
    Hạnh của bậc Sa-môn?

 

(CXV) Mahànàma (Thera. 16)

Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh ở Sàvatthi trong gia đình một Bà-la-môn, được đặt tên là Mahànàma, ngài được nghe Thế Tôn thuyết pháp, khởi lòng tin và xuất gia. Lấy một đề tài làm thiền quán, ngài sống trên một ngọn đồi tên là Nesàdka. Không thể chận đứng được các dục tưởng khởi lên, ngài tuyên bố: ‘Ðời này của ta có ý nghĩa gì, với tâm tư uế nhiễm như vậy’. Tự nhàm chán với chính mình, ngài leo lên một đỉnh núi, và như muốn lao mình xuống, ngài nói với chính mình như nói với một người khác: ‘Ta sẽ giết nó!’ với bài kệ như sau:

  1. Hãy xem, sao đời nay,
    Lại chấm dứt ở đây,
    Với hòn núi nhiều ngọn,
    Và nhiều cây cối này?
    Núi Nesàdaka,
    Một ngọn núi có danh,
    Rập rạp với cỏ cây,
    Che kín trùm tất cả.

Tự mình trách móc như vậy, vị Trưởng lão phát triển thiền quán và chứng quả A-la-hán. Bài kệ trên trở thành lời tuyên bố chánh trí của ngài.

 

(CXVI) Pàràpariya (Thera. 17)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình Bà-la-môn ở Ràjagaha(Vương Xá) và trở thành rất giỏi trong ba tập Vệ-đà. Vì ngài thuộc dòng họ Pàràpara, ngài được gọi là Pàràpariya và dạy các bùa chú. Ngài thấy oai nghi đức độ của đức Bổn Sư ở Pàràjagaha, xin xuất gia và chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán. Nghĩ đến đời sống hành đạo của mình, ngài nói lên sự phấn khởi hân hoan của ngài, ngang qua bài kệ:

  1. Từ bỏ sáu xúc xứ,
    Căn môn khéo chế ngự,
    Gốc tà ác, nhổ sạch,
    Ta đạt lậu hoặc tận
    .

Bài kệ này trở thành lời tuyên bố chánh trí của ngài.

 

(CXVII) Yasa (Thera. 17)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình nhân sĩ rất giàu có ở Benares(Ba-la-nại). Ngài được nuôi dưỡng rất tinh tế, và có ba lâu đài hợp với ba mùa. Một đêm, do nhân duyên quá khứ thúc đẩy ngài thấy cảnh bất tịnh của những người hầu cận ngài. Quá xúc động trước cảnh tượng ấy, ngài đi đôi dép vàng, từ bỏ thành, nhà và được chư Thiên mở cửa thành cho. Ngài đi đến Isipatana (Chư Thiên đọa xứ), vừa đi vừa than ‘Ôi sầu khổ thay! Ôi nguy hiểm thay!’. Lúc ấy, Thế Tôn đang đi ngoài trời ởIsipatana, thấy Yasa như vậy liền gọi: ‘Hãy đến đây, này Yasa! Ở đây, không có sâu khổ, không có nguy hiểm!’. Nghe vậy, ngài rất hoan hỷ, cởi dép để một bên, ngồi xuống bên cạnh Thế Tôn. Bậc Ðạo Sư thứ lớp thuyết giảng cho Yasa về Bốn sự thật, khi giảng xong. Ngài trở thành một Phật tử. Và khi đức Phật thuyết giảng cho phụ thân Yasa đến kiếm ngài, ngài chứng quả A-la-hán.

Rồi đức Phật đưa bàn tay mặt ra đón Yasa và nói: ‘Hãy đến, này Tỷ-kheo’, khi nói vậy, tóc của Yasa được cắt ngắn lại bằng hai ngón tay và có được đầy đủ tám vật cần dùng. Suy tư đến quả chứng và nếp sống của mình, ngài cảm thấy hân hoan khi nghe hai chữ: ‘Hãy đến đây, Tỷ-kheo’ và nói lên bài kệ:

  1. Khéo thoa xức, khéo mặc,
    Dùng mọi loại thời trang,
    Ta chứng được Ba minh
    Lời Phật dạy làm xong
    .

 

(CXVIII) Kimliba (Thera. 17)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), trong một gia đình một vị vua dòng họ Thích-ca, tên là Kimbila, ngài hưởng được tài sản rất nhiều. Bậc Ðạo Sư thấy được thiền quán của ngài chín muồi khi ngài ở Anupiya, để khích lệ ngài, Thế Tôn cho hiện lên một nữ nhân rất đẹp trong tuổi trẻ và làm cho ngài thấy nữ nhân ấy từ tuổi trẻ bước qua tuổi già. Kimbila thấy vậy rất xúc động và nói lên bài kệ:

  1. Như bị lời trù yếm,
    Tuổi già đến áp đảo,
    Dung sắc bị đổi khác,
    Nhưng cũng dung sắc trước;
    Vị ấy như thế nào,
    Không có gì thay đổi,
    Nhưng ta chớ tự ngã,
    Có gì đã đổi khác.

Nghĩ đến lẽ vô thường, ngài cảm thấy dao động mạnh, và đi đến bậc Ðạo Sư, nghe pháp, xuất gia và sau một thời gian, chứng quả A-la-hán. Ngài nhấn mạnh cái nhìn thường hằng trước của ngài đối với sự vật, và nói lại bài kệ, này như nói lên chánh trí của ngài.

 

(CXIX) Vajji-Putta (Thera. 17)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh làm con một vị vua Licchaivì Vesàli, và được gọi là con của Vajji, vì phụ thân thuộc về dòng họ này. Khi còn trẻ, thiên về huấn luyện voi, thúc đẩy bởi nhân duyên chín muồi để giải thoát, ngài đi đến tinh xá đúng lúc bậc Ðạo Sư thuyết giảng, sau khi nghe, ngài xuất gia, sau một thời gian chứng sáu thắng trí.

Sau một thời gian, sau khi bậc Ðạo Sư vừa nhập Niết-bàn, ngài cùng với các bậc Trưởng lão thỏa thuận cố gắng duy trì Chánh pháp không có suy suyển, và cùng với các vị Trưởng lão đi từ chỗ này đến chỗ kia. Một hôm ngài thấy Tôn giả Ananda đang thuyết pháp cho một số đông người, để khích lệ Tôn giả Ananda chứng quả cao hơn, ngài nói lên bài kệ này:

  1. Hãy đi đến khu rừng,
    Rậm rạp những rễ cây,
    Hãy để cho Niết-bàn,
    Chìm sâu vào tâm người,
    Hỡi này Go-ta-ma!
    Hãy tu tập thiền định,
    Việc làm lăng xăng này,
    Có nghĩa gì cho ông
    .

 

(CXX) Isidatta (Thera. 17)

Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh trong xứ Avanti, tại vườn Velugàma, làm con một người lữ hành trưởng, ngài trở thành bạn của Citta, một gia chủ ở Macchikasanda, bằng cách giao thiệp thư từ đầu cho hai người chưa gặp nhau. Citta viết cho ngài về sự tuyệt diệu của đức Phật, gửi cho ngài tư liệu về tổ chức giáo hội, ngài cảm thấy xúc động mạnh và xin xuất gia, với sự chỉ đạo của Mahà Kaccàna (Ðại Ca-chiên-diên). Cuối cùng ngài chứng được sáu thắng trí, ngài quyết định đi đến yết kiến đức Phật, từ biệt Trưởng lão, và đi đến xứ Trung biên (thung lũng sông Hằng) yết kiến đức Bổn sư. Bậc Ðạo Sư hỏi ngài về sự tiến bộ trên đường tu hành, ngài trả lời: ‘Từ khi con tu tập trong Pháp và Luật của Ngài, mọi sầu khổ đều chấm dứt, và con sống không có sợ hãi’. Rồi ngài nói lên chánh trí của mình với bài kệ như sau:

  1. Năm uẩn được rõ biết,
    Ðứng với rễ chặt đứt,
    Khổ diệt đã đạt được,
    Lậu hoặc diệt, ta chứng.

Kinh Tiểu Bộ – Tập III – Trưởng Lão Tăng Kệ – Chương I – Một Kệ – Phẩm Mười Hai

Bài viết liên quan

Mục lục KINH TIỂU BỘ tiếng Việt:

  1. Tổng quan Tiểu Bộ Kinh – Khuddaka Nikàya – Ðại Tạng Kinh
Kinh Pháp Cú
Kinh Phật Thuyết Như Vậy
Kinh Phật Tự Thuyết
Kinh Tập
  1. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga – 01 và 02. Kinh Rắn
  2. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .03. Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng
  3. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .04. Kinh Bhàradvàja, Người Cày Ruộng
  4. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .05. Kinh Cunda
  5. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .06. Kinh Bại Vong
  6. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .07. Kinh Kẻ Bần Tiện (Vasalasuttam)
  7. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .08. Kinh Từ Bi (Metta Sutta)
  8. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .09. Kinh Hemavata
  9. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .10. Kinh Alavaka
  10. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .11. Kinh Thắng Trận
  11. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .12. Kinh ẩn sĩ
  12. TB.T01.KT.C2.01. Kinh Châu Báu .Ratana Sutta)
  13. TB.T01.KT.C2.02. Kinh Hôi Thối .Amagandha)
  14. TB.T01.KT.C2.03. Kinh Xấu Hổ
  15. TB.T01.KT.C2.04. Kinh Ðiềm Lành Lớn .Kinh Ðại Hạnh Phúc (Mahamangala Sutta)
  16. TB.T01.KT.C2.05. Kinh Sùciloma
  17. TB.T01.KT.C2.06. Kinh Hành Chánh Pháp
  18. TB.T01.KT.C2.07. Kinh Pháp Bà-la-môn
  19. TB.T01.KT.C2.08. Kinh Chiếc Thuyền
  20. TB.T01.KT.C2.09. Thế Nào là Giới
  21. TB.T01.KT.C2.10. Kinh Ðứng Dậy
  22. TB.T01.KT.C2.11. Kinh Ràhula
  23. TB.T01.KT.C2.12. Kinh Vangìsa
  24. TB.T01.KT.C2.13. Kinh Chánh xuất gia
  25. TB.T01.KT.C2.14. Kinh Dhammika
  26. TB.T01.KT.C3.01. Kinh Xuất Gia
  27. TB.T01.KT.C3.02. Kinh Tinh Cần
  28. TB.T01.KT.C3.03. Kinh Khéo Thuyết
  29. TB.T01.KT.C3.04. Kinh Sundarika Bhàradvàja
  30. TB.T01.KT.C3.05. Kinh Màgha
  31. TB.T01.KT.C3.06-07. Kinh Sabhiya
  32. TB.T01.KT.C3.08-09. Kinh Mũi Tên
  33. TB.T01.KT.C3.10. Kinh Kokàliya
  34. TB.T01.KT.C3.11. Kinh Nàlaka
  35. TB.T01.KT.C3.12. Kinh Hai Pháp Tuỳ Quán
  1. KTB.T01.KT.C4.01. Kinh về Dục
  2. KTB.T01.KT.C4.02. Kinh Hang Ðộng tám kệ
  3. KTB.T01.KT.C4.03. Kinh Sân Hận tám kệ
  4. KTB.T01.KT.C4.04. Kinh Thanh Tịnh tám kệ
  5. KTB.T01.KT.C4.05. Kinh Tối Thắng tám kệ
  6. KTB.T01.KT.C4.06. Kinh Già
  7. KTB.T01.KT.C4.07. Kinh Tissametteyya
  8. KTB.T01.KT.C4.08. Kinh Pasùra
  9. KTB.T01.KT.C4.09. Kinh Màgandiya
  10. KTB.T01.KT.C4.10. Kinh Trước khi bị hủy hoại
  11. KTB.T01.KT.C4.11. Kinh Tranh luận
  12. KTB.T01.KT.C4.12. Những vấn đề nhỏ bé
  13. KTB.T01.KT.C4.13. Những vấn đề to lớn
  14. KTB.T01.KT.C4.14. Kinh Tuvataka (Con đường mau chóng)
  15. KTB.T01.KT.C4.15. Kinh Chấp trượng
  16. KTB.T01.KT.C4.16. Kinh Sàriputta (Xá-lợi-phất)
  17. KTB.T01.KT.C5.01. Bài kệ mở đầu
  18. KTB.T01.KT.C5.02. Câu hỏi của thanh niên A-ji-ta
  19. KTB.T01.KT.C5.03. Các câu hỏi của thanh niên Tissametmeyya
  20. KTB.T01.KT.C5.04. Câu hỏi của thanh niên Punnaka
  21. KTB.T01.KT.C5.05. Câu hỏi của thanh niên Mettagu
  22. KTB.T01.KT.C5.06. Câu hỏi của thanh niên Dhotaka
  23. KTB.T01.KT.C5.07. Câu hỏi của thanh niên Upasiva
  24. KTB.T01.KT.C5.08. Các câu hỏi của thanh niên Nanda
  25. KTB.T01.KT.C5.09. Các câu hỏi của thanh niên Hemaka
  26. KTB.T01.KT.C5.10. Câu hỏi của thanh niên Todeyya
  27. KTB.T01.KT.C5.11. Câu hỏi của thanh niên Kappa
  28. KTB.T01.KT.C5.12. Câu hỏi của thanh niên Jatukanni
  29. KTB.T01.KT.C5.13. Câu hỏi của thanh niên Bhadràvudha
  30. KTB.T01.KT.C5.14. Câu hỏi của thanh niên Udaya
  31. KTB.T01.KT.C5.15. Câu hỏi của thanh niên Posàla
  32. KTB.T01.KT.C5.16. Câu hỏi của thanh niên Mogharàja
  33. KTB.T01.KT.C5.17. Câu hỏi của thanh niên Pingiya
  34. KTB.T01.KT.C5.18. Kết luận
Trưởng Lão Tăng Kệ
Trưởng Lão Ni Kệ
Chuyện Tiền Thân Đức Phật
  1. ​​​​​​​KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.01. PHẨM APANNAKA
  2. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.02. PHẨM GIỚI
  3. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.03. PHẨM KURUNGA
  4. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.04. PHẨM KULAVAKA
  5. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.05. PHẨM LỢI ÁI
  6. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.06. PHẨM ÀSIMSA
  7. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.07. PHẨM NỮ NHÂN
  8. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.08. PHẨM VARANA
  9. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.09. PHẨM APAYIMHA
  10. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.10. PHẨM LITTA
  11. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.11. PHẨM PAROSATA
  12. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.12. PHẨM HAMSA
  13. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C01. Một bài kệ – 01. PHẨM KUSANÀLI
  14. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C01. Một bài kệ – 02. PHẨM ASAMPADÀNA
  15. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C01. Một bài kệ – 03. PHẨM KAKANTAKA
  16. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 04. PHẨM DALHA
  17. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 05. PHẨM SANTAHAVA
  18. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 06. PHẨM THIỆN PHÁP
  19. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 07. PHẨM ASADISA
  20. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 08. PHẨM RUHAKA
  21. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 09. PHẨM NATAMDAIHA
  22. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 10. PHẨM BIRANATTHAMBHAKA
  23. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 11. PHẨM KHÀSÀVA
  24. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 12. PHẨM UPÀHANA
  25. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 13. PHẨM SIGÀLA
  26. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C03.14. PHẨM SANKAPPA
  27. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C03.15. PHẨM KOSYA
  28. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 264-273)
  29. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 274-280)
  30. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 281-285)
  31. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 286-300)
  32. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 301-309)
  33. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 310-317)
  34. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 318-325)
  35. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 326-337)
  36. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 338-350)
  37. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C05. Phẩm Năm Bài Kệ (tt 351-358)
  38. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C05. Phẩm Năm Bài Kệ (tt 359-371)
  39. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C06. Phẩm Sáu Bài Kệ (tt 372-378)
  40. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C06. Phẩm Sáu Bài Kệ (tt 379-386)
  41. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C06. Phẩm Sáu Bài Kệ (tt 387-395)
  42. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C07. Phẩm bảy bài kệ
  43. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C07. Phẩm bảy bài kệ (tt 407 – 416)
  44. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C08. Phẩm Tám Bài Kệ
  45. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C08. Phẩm Tám Bài Kệ (tt 422 – 426)
  46. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C09. Phẩm Chín Bài Kệ
  47. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C09. Phẩm Chín Bài Kệ (tt 433 – 438)
  48. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C10. Phẩm Mười Bài Kệ
  49. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C10. Phẩm Mười Bài Kệ (tt 447- 454)
  50. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C11. Phẩm Mười Một Bài Kệ
  51. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C11. Phẩm Mười Một Bài Kệ (tt 460-463)
  52. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C12. Phẩm Mười Hai Bài Kệ
  53. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C12. Phẩm Mười Hai Bài Kệ (tt 468 – 473)
  54. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C13. Phẩm Mười ba bài kệ
  55. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C13. Phẩm Mười ba bài kệ (tiếp theo)
  56. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C14. Tạp phẩm
  57. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C14. Tạp phẩm (tiếp theo)
  58. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C15. Phẩm Hai Mươi Bài Kệ
  59. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C15. Phẩm Hai Mươi Bài Kệ (tiếp theo)
  60. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C16. Phẩm Ba mươi bài kệ
  61. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C16. Phẩm Ba mươi bài kệ (tiếp theo)
  62. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C17. Phẩm Bốn Mươi Bài Kệ
  63. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C18. Phẩm Năm Mươi Bài Kệ
  64. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C19. Phẩm Sáu Mươi Bài Kệ
  65. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C20. Phẩm Bảy Mươi Bài Kệ
  66. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C21. Phẩm Tám Mươi Bài Kệ
  67. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C22. Đại Phẩm
  68. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (540)
  69. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (541)
  70. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (542)
  71. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (543)
  72. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (544)
  73. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (545)
  74. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (546)
  75. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (547)

Link xem nhanh các bộ kinh chính yếu trong Tam Tạng Thánh Ðiển:

(Xem chi tiết sơ đồ)

A. TẠNG LUẬT (VINAYAPIṬAKA)

  1. Phân tích giới
  2. Đại phẩm
  3. Tiểu phẩm
  4. Tập yếu

B. TẠNG KINH (SUTTANTAPIṬAKA)

  1. Trường bộ
  2. Trung bộ
  3. Tương ưng bộ
  4. Tăng chi bộ
  5. Tiểu bộ

C. TẠNG VÔ TỶ PHÁP (ABHIDHAMMAPIṬAKA)

  1. Pháp tụ
  2. Phân tích
  3. Chất ngữ
  4. Nhân chế định
  5. Biện giải
  6. Song đối
  7. Vị trí
Print
Email
Facebook
Twitter
LinkedIn
Skype
Telegram
Pocket
WhatsApp

Bạn đang xem bài viết: Kinh Tiểu Bộ – Tập III – Trưởng Lão Tăng Kệ – Chương I – Một Kệ – Phẩm Mười Hai