Tiểu Bộ – Khuddhaka Nikaya

Tập III – Trưởng Lão Tăng Kệ

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương X 

Phẩm Mười Kệ

(CCXXIII) Kàludàyin (Thera. 56)

Ngài sanh cùng ngày với đức Phật trong gia đình con vị Bộ trưởng của vua ởKapilavatthu. Bảy vị cùng sanh một lần trong ngày, Vị Bồ-tát, cây Bồ-đề, mẹ củaRàhula và bốn vật báu: roi báu, con ngựa Kanthaka, Channa Kàludàyin. Khi đến ngày đặt tên, ngài được gọi là Udàyin, và vì ngài da đen nên được gọi là Kàludàyin. Ngài lớn lên làm bạn trẻ đồng chơi với vị Bồ-tát. Rồi Thế Tôn xuất gia, giác ngộ, và ở tại Trúc Lâm (Veluvana), chuyển bánh xe Chánh pháp, vua Suddhodana nghe vậy, cử một vị Bộ Trưởng với một ngàn người tùy tùng, bảo đem con của vua về. Vị Bộ trưởng cùng cả ngàn tùy tùng, nghe đức Phật giảng và chứng quả A-la-hán. Ðức Phật đưa tay nói: ‘Hãy đến, này các Tỷ-kheo’… và tất cả sống giữa các vị Hiền Thánh, không chuyển thông điệp của vua. Các vị sứ giả khác cũng lâm vào cảnh tương tự. Cuối cùng vua saiKàludàyin với một ngàn người tùy tùng và Kàludàyin hứa thế nào cũng đưa vị Bồ-tát về dầu có xuất gia. Ngài đi đến nghe pháp, trở thành vị A-la-hán, nhớ đến sứ mạng của mình, chờ cho mùa mưa xong, khi trên con đường về, hoa đã trổ bông, ngài mới nói lên những bài kệ mời bậc Ðạo Sư về và tán thán vẻ đẹp cuộc hành trình:

  1. Thế Tôn, nay là thời,
    Các cây nở hoa đỏ,
    Từ bỏ chòm lá cũ,
    Tìm đến thời sai quả.
    Chúng như ngọn lửa hừng,
    Chói sáng và rực sáng,
    Bạch đấng Ðại anh hùng,
    Nay là thời hưởng vị.
  2. Những cây nở hoa đẹp,
    Khắp phương tỏa hương thơm,
    Bỏ lá, vọng sanh quả,
    Nay là thời lên đường,
    Từ bỏ địa phương này,
    Kính thưa bậc Anh hùng.
  3. Không quá lạnh, quá nóng,
    Thế Tôn thời tiết đẹp,
    Hãy để hai dân tộc,
    Thích-Ca, Ko-li-ya,
    Nhìn Ngài mặt hướng Tây,
    Vượt sông Ro-hi-ni.
  4. Trong hy vọng, ruộng cày,
    Trong hy vọng, giống gieo,
    Trong hy vọng, thương gia,
    Vượt biển đem tiền về.
    Hy vọng con kiên trì,
    Mong con, hy vọng thành.
  5. Người tiếp tục gieo giống,
    Trời lại tiếp tục mưa,
    Người nông tiếp tục cày,
    Thóc gạo tiếp tục đến,
    Ðến nhiều cho quốc gia.
  6. Ăn xin tiếp tục xin,
    Thí chủ tiếp tục cho,
    Thí chủ tiếp tục cho
    Tiếp tục lên Thiên giới.
  7. Bậc anh hùng tiếp tục,
    Cho đến bảy thế hệ
    Gia đình ấy được sanh,
    Bậc trí tuệ rộng lớn,
    Con nghĩ Ngài có thể,
    Là Thiên chủ chư Thiên,
    Trong Ngài đã được sanh,
    Bậc ẩn sĩ chân danh.
  8. Phụ vương đại ẩn sĩ,
    Tên gọi Tịnh Phạn vương,
    Còn mẹ bậc Chánh giác,
    Danh xưng là Ma-da,
    Bà mang thai Bồ-tát,
    Thân hoại, hưởng thiên giới.
  9. Gô-ta-mi, mạng chung,
    Từ đấy, sau khi chết,
    Ðược hưởng thọ đầy đủ,
    Các dục lạc cõi trời,
    Vui hưởng năm món dục,
    Ðược Thiên nữ đoanh vây.

Rồi Thế Tôn được thỉnh mời, thấy rằng mình đi sẽ cứu độ cho nhiều người, nên đã ra đi với hai mươi ngàn vị A-la-hán, mỗi ngày đi bộ một do-tuần. Còn vị Trưởng lão, dùng thần thông đi đến Kapilavatthu trước mặt ông vua. Vua không biết ngài là ai, nên ngài mới xưng ngài là con vị Bộ Trưởng, được vua sai đi đến Thế Tôn và nói lên bài kệ:

  1. Ta là con đức Phật,
    Ngài thắng bậc bất thắng,
    Bậc An-gi-ra-sa,
    Bậc không ai sánh được,
    Vua dòng họ Thích-ca,
    Phụ thân của cha tôi,
    Vua dòng Go-ta-ma
    Là bậc Tổ phụ tôi,
    Ðúng pháp là như vậy
    .

 

(CCXXXIV) Ekavihàriya (Tissa Kumàra) (Thera. 57)

Ngài sanh ra, sau khi đức Phật đã nhập Niết-bàn là con trai nhỏ nhất của vuaDhammàsoka. Vua Asoka, đến năm thứ 218 sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, đã thống nhất toàn thể Ấn Ðộ trong một đế quốc. Vua phong em trai thứ ngài là Tissa làm Phó vương, và vận động em ngài ủng hộ cho Giáo hội.

Còn ngài trong khi đi săn thấy Trưởng lão Mahà Dhammarakkhita ngồi dưới gốc cây, cảm xúc rất mạnh, tự mình muốn sống trong rừng. Khi ngài chứng kiến Trưởng lão hiện thần thông, ngài trở về lâu đài, và nói với vua Asoka ngài muốn từ bỏ cuộc đời thế tục. Vua Asoka không thể làm ngài thay đổi sự quyết định của mình. Tha thiết sống đời sống một ẩn sĩ, ngài nói lên những bài kệ như sau:

  1. Khi trước mặt sau lưng,
    Không có một người nào,
    Như vậy an lạc lớn,
    Sống một mình trong rừng.
  2. Ta sẽ đi một mình,
    Ðến ngôi rừng Phật khen,
    Hưởng an lạc đã được,
    Vị Tỷ-kheo thọ hưởng,
    Nhờ sống đời tinh tấn,
    Sống riêng chỉ một mình.
  3. Ta sẽ gấp vào rừng,
    Một mình, sống lý tưởng,
    Ngôi rừng được loài voi,
    Cuồng loạn sống tự do,
    Trú xứ đem hoan hỷ,
    Cho ẩn sĩ thiền định.
  4. Trong ngôi rừng Sì-ta,
    Với núi hang nước mát,
    Sau khi rửa tay chân,
    Ta kinh hành một mình.
  5. Sống một, không sống hai,
    Trong rừng lớn đẹp đẽ,
    Ta sẽ sống tại đấy,
    Việc xong, không lậu hoặc.
  6. Như vậy, ta muốn làm,
    Mong ước nguyện thành tựu,
    Ta sẽ có lòng tin,
    Không ai làm ai được.
  7. Ta cột áo giáp lại,
    Sẽ vào trong rừng sâu,
    Ta không ra khỏi rừng,
    Nếu chưa đạt lậu tận.
  8. Trong khi gió nhẹ thổi,
    Mát lạnh, thơm mùi hương,
    Ta ngồi trên chỏm núi,
    Ta sẽ phá vô minh.
  9. Trên tấm thảm hang động,
    Trải đầy những hoa rừng,
    Ta hưởng lạc giải thoát,
    Tại vòng đai núi rừng.
  10. Chí nguyện ta viên mãn,
    Giống như mặt trăng rằm.
    Mọi lậu hoặc tận trừ,
    Nay không còn tái sanh.

 

(CCXXXV) Mahà Kappina (Ma-ha Kiếp-tân-na) (Thera. 58)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở biên địa, tại thành phố tên Kukkuta, trong gia đình một vị vua và được đặt tên là Kappina. Khi phụ vương mất, ngài thừa tự ngôi vua với tên là Mahà-Kappina. Ðể tăng trưởng sự hiểu biết, ngài sai sứ giả mỗi buổi sáng đi ra khỏi bốn cửa thành, giữ lại các vị học giả và tin cho ngài biết. Thời ấy bậc Ðạo Sư đã ra đời và đang ở Sàvatthi. Các thương gia của thành phố Sàvatthi đem đồ đến Kukkuttabán, đem quà dâng vua. Vua hỏi tình hình ở Sàvatthi và dân chúng theo tôn giáo nào. Các thương gia thưa không trả lời cho vua được, vì chưa được súc miệng. Sau khi vua bảo đem nước súc miệng xong, các thương gia chấp tay và thưa: ‘Ở đất nước chúng tôi, Phật báu đã ra đời’. Khi nghe nói đến chữ Phật, vua cảm thấy hân hoan thoải mái, bảo thương gia nói lại ba lần, và thưởng chúng một trăm ngàn đồng tiền vàng. Các thương gia cũng nói đến Pháp báu và Tăng báu, và vua tặng thưởng gấp ba lần. Rồi vua từ bỏ thế tục và xuất gia. Các vị Bộ trưởng cũng theo gương vua. Rồi tất cả cùng đi tìm đức Bổn Sư và đi đến sông Hằng. Rồi họ tuyên bố, nếu có bậc Ðạo Sư, có đức Phật tối thượng thời móng chân các con ngựa không bị thấm ướt! Rồi họ đi ngang qua con sông ấy và qua một con sông khác nữa, sông Candabhàgà.

Hôm ấy, bậc Ðạo Sư dậy sớm khi rạng đông, với lòng từ bi, dùng Phật nhãn xem xung quanh thế giới và thấy Mahà Kappina đã từ bỏ vương quốc và đi đến với một số tùy tùng lớn để xuất gia. Bậc Ðạo Sư trước hết đi vào Sàvatthi khất thực với một số Tỷ-kheo, rồi Ngài bay đến bờ sông Candabhàgà, và ngồi xuống kiết-già, đối diện với bến nước và phóng hào quang. Mahà Kappina và các tùy tùng thấy được các hào quang liền đến đảnh lễ đức Phật. Thế Tôn thuyết pháp cho họ và tất cả đều chứng quả A-la-hán. Và xin trở thành Sa-môn. Ðức Phật nói: ‘Hãy đến, các Tỷ-kheo’, và như vậy là lễ thọ giới của họ. Rồi Thế Tôn đem toàn thể về Jetavana ngang qua hư không.

Một hôm Thế Tôn hỏi Mahà Kappina có thuyết pháp cho đại chúng không, và khi được trả lời không. Thế Tôn cho gọi Mahà Kappina và khuyên Mahà Kappina thuyết pháp cho đại chúng. Mahà Kappina vâng lời dạy của Thế Tôn và trong buổi thuyết pháp đầu tiên độ cho hơn ngàn Sa-môn chứng quả A-la-hán. Rồi đức Phật xác nhận Mahà Kappina là vị thuyết pháp đệ nhất cho chúng Tăng.

Một hôm, ngài giảng cho các Tỷ-kheo-ni như sau:

  1. Ai thấy sớm sự việc,
    Trước khi sự việc đến,
    Và biết được cả hai,
    Có lợi hay có hại,
    Thù hay bạn người ấy,
    Không thấy được sơ hở,
    Dầu quan sát kỹ càng.
  2. Với ai khéo tu tập,
    Niệm thở vào thở ra,
    Tiếp tục hành viên mãn,
    Như lời Phật thuyết giảng,
    Sẽ chói sáng đời này,
    Như trăng thoát vùng mây.
  3. Tâm ta thật trắng bạch,
    Vô lượng, khéo tu tập,
    Thấu triệt, chế ngự vững,
    Chói sáng khắp mọi phương.
  4. Bậc có tuệ vẫn sống,
    Dầu tài sản kiệt tận,
    Không có được trí tuệ,
    Có tiền, như không sống.
  5. Tuệ phê phán điều nghe,
    Tuệ tăng trưởng danh xưng,
    Ở đời người có tuệ,
    Ðược vui trong đau khổ.
  6. Pháp này thuộc hiện tại,
    Không vi diệu hy hữu,
    Ðâu có sanh, thì chết,
    Ðây không gì hy hữu.
  7. Sanh đã không gián đoạn,
    Sống có chết thường hằng,
    Sanh sanh, chết tại đấy,
    Pháp hữu tình là vậy.
  8. Ðiều lợi cho kẻ sống,
    Không lợi cho kẻ chết,
    Than khóc cho kẻ chết,
    Không danh, không thanh tịnh,
    Không được hàng Sa-môn,
    Bà-la-môn tán thán.
  9. Than khóc hại thân, mắt,
    Dung sắc, lực và trí,
    Nếu tâm tư, hoan hỷ,
    Các phương cũng hân hoan,
    Dầu hạnh phúc đi tìm,
    Không có gì an lạc.
  10. Do vậy các cư sĩ,
    Muốn nhận trong gia đình,
    Chỉ những người có trí,
    Và những người nghe nhiều,
    Với sức mạnh trí tuệ,
    Họ làm tròn nhiệm vụ,
    Như chiếc thuyền vượt qua,
    Con sông nước tràn đầy
    .

 

(CCXXXVI) Cùla-Panthaka (Thera. 59)

Câu chuyện của ngài đã được kể trong chương VIII. Phần còn lại được kể trong tập sớCùlasetthi-Jàtaka. Trong một trường hợp khác ngài nói lên những bài kệ như sau:

  1. Ta chậm chạp, tiến chậm,
    Trước ta bị khinh miệt,
    Anh ta đuổi ta đi:
    Nay, ngươi hãy về nhà.
  2. Ta bị đuổi như vậy,
    Tại cửa chính Tăng xá,
    Sầu khổ, đứng tại đấy,
    Vọng luyến lời Phật dạy.
  3. Tại đấy, Thế Tôn đến,
    Ngài rờ trên đầu ta,
    Với cánh tay, nắm ta,
    Dắt ta vào Tăng xá.
  4. Ðạo Sư thương xót ta,
    Cho ta khăn lau chân;
    Hãy an trú tâm tư,
    Vào vật thanh tịnh này.
    Và ngồi xuống một bên,
    Tâm tư khéo an trú.
  5. Ta nghe lời Ngài dạy,
    Sống hân hoan Chánh pháp,
    Ta thực hành thiền định,
    Ðể đạt đích tối thượng.
  6. Ta biết được đời trước,
    Thiên nhãn ta thanh tịnh,
    Ba minh đã đạt được,
    Lời Phật dạy làm xong.
  7. Pan-tha-ka hóa hiện,
    Dưới hàng ngàn hình thức,
    Ngồi vườn xoài xinh đẹp,
    Chờ đợi thời phát hiện.
  8. Rồi Ðạo Sư giữ ta,
    Một sứ giả báo thời,
    Ðúng thời được báo hiệu,
    Ta đến, ngang hư không.
  9. Ðảnh lễ chân Ðạo Sư,
    Một bên ta ngồi xuống.
    Biết ta đã ngồi xuống,
    Bậc Ðạo Sư chấp nhận.
  10. Bậc nhận đồ tế vật,
    Cả toàn thể thế giới,
    Là phước điền loài Người,
    Ngài chấp nhận cúng dường.

 

(CCXXXVII) Kappa (Thera. 59)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong vương quốc Magadha, làm con một vua bản xứ, kế vị ngôi vua, nhưng rơi vào hưởng thụ các dục vọng. Khi bậc Ðạo Sư với lòng từ bi, nhìn thế giới để xem ai xứng đáng được cứu độ. Bậc Ðạo Sư thấy ngài, nghĩ rằng Kappa có thể tu tập quán bất tịnh, xuất gia và chứng quả A-la-hán. Thế Tôn đi trên hư không đến Kappa, và nói với ngài với những câu kệ như sau:

  1. Ðầy nhiều loại uế vật,
    Chỗ chưa còn phần uế,
    Như vũng nước đọng lâu,
    Ung nhọt vết thương lớn.
  2. Ðầy những máu và mủ,
    Chìm đắm, trong hố phân,
    Thân ứ nước rỉ chảy,
    Luôn chảy nước bất tịnh.
  3. Trói bởi sáu mươi gân,
    Trét dùng thịt làm hồ,
    Mặc áo giáp bằng da,
    Thân hôi thúi vô dụng.
  4. Nối thành dây xúc xương,
    Cột lại với dây gân,
    Do chúng nhiều hợp sức,
    Tác thành những uy nghi.
  5. Thường tiến đến sự chết,
    Ðến gần cảnh tử thần,
    Ở đấy, bị quăng bỏ,
    Con người đi theo dục.
  6. Thân bị vô minh che,
    Trói bởi bốn trói buộc,
    Thân chìm trong bộc lưu,
    Mắc vào lưới tùy miên,
  7. Hệ lụy năm triền cái,
    Ám ảnh bởi tâm tư,
    Ði theo gốc khát ái,
    Che trùm bởi màn si.
  8. Thân này luân chuyển vậy,
    Dẫn đi bởi xe nghiệp,
    Khi thành công, khi bại,
    Chịu đựng nhiều ái sanh.
  9. Ai nghĩ ‘thân của tôi’,
    Là phàm phu ngu muội,
    Tăng mộ phần đáng sợ,
    Chấp chặt sự tái sanh.
  10. Ai tránh né thân này,
    Như tránh rắn dính phân,
    Họ bỏ gốc sanh hữu,
    Chứng Niết-bàn, vô lậu.

Kappa nghe lời dạy bậc Ðạo Sư, về thân phận các thân dưới nhiều hình ảnh, sợ hãi và nhàm chán thân mình, hốt hoảng xin xuất gia. Bậc Ðạo Sư giao cho một Tỷ-kheo làm lễ xuất gia. Kappa nhận mười đề tài tu tập và chứng quả A-la-hán. Ngài đi đến bậc Ðạo Sư, đảnh lễ, ngồi xuống một bên và nói lên chánh trí của mình với những bài kệ trên. Do vậy các bài kệ này trở thành bài kệ của ngài.

 

(CCXXXVIII) Upasena, Con Của Vanganta (Thera. 60)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở làng Nàlaka, làm con của nữ Bà-la-mônRùpasàrì và đặt tên là Upasena (anh của Sàriputta). Khi đến tuổi trưởng thành và học ba tập Vệ-đà. Ngài xuất gia sau khi nghe đức Phật thuyết pháp. Sau một năm thọ giới, ngài nghĩ làm tăng trưởng hột giống Thánh chủng, độ cho một Tỷ-kheo và với Tỷ-kheo này, ngài đi đến bậc Ðạo Sư, bậc Ðạo Sư nghe được việc này, chỉ trích cử chỉ hấp tấp của ngài. Rồi Upasena suy nghĩ: ‘Nếu nay, vì có một đệ tử, ta bị bậc Ðạo Sư quở trách. Nay cũng nhân lý do này, ta sẽ được Ðạo Sư tán thán’. Rồi tu tập thiền quán. Ngài chứng được quả A-la-hán. Ngài chấp nhận lối sống hạnh đầu đà và khuyên các vị khác thực hành theo, và lời khuyên của ngài rất có kết quả khiến cho Thế Tôn chấp nhận ngài là đệ tử rất được nhiều người biết đến.

Một Tỷ-kheo hỏi ngài cần phải làm gì khác khi các Tỷ-kheo ở Kosambi tranh cãi nhau và có nạn phá hòa hợp Tăng. Upasena dạy Tỷ-kheo ấy như sau:

  1. Xứ viễn ly, không ồn,
    Chỗ thú rừng thường trú,
    Tỷ-kheo dọn sàng tọa,
    Tu học hạnh tịnh cư.
  2. Từ những đống rác rưới,
    Từ một phần, xa lộ,
    Làm Y Tăng-già-lê,
    Mang áo cũ sờn mòn.
  3. Với tâm tư hạ mình,
    Tiếp tục đi từng nhà,
    Tỷ-kheo sống khất thực,
    Căn hộ, khéo chế ngự.
  4. Bằng lòng món ăn thô,
    Không tìm nhiều vị khác;
    Nếu tham đắm các vị,
    Ý không vui tu thiền.
  5. Ít dục và biết đủ,
    Ẩn sĩ sống viễn ly,
    Không thân cận cả hai,
    Tại gia và xuất gia.
  6. Như kẻ ngu, người câm,
    Hãy tỏ mình như vậy,
    Bậc trí giữa chúng Tăng,
    Chớ có giảng quá dài.
  7. Chớ có chỉ trích ai,
    Hãy tránh làm hại ai,
    Chế ngự trong giới bổn,
    Tiết độ trong ăn uống.
  8. Khéo nắm giữ các tướng,
    Thiện xảo tâm diễn khởi,
    Chú tâm vào tịnh chỉ,
    Ðúng thời tu thiền quán.
  9. Ðủ tinh tấn nhẫn nại,
    Luôn chuyên chú bổn phận,
    Chưa đạt được khổ diệt,
    Kẻ trí tin tưởng tiến.
  10. Tỷ-kheo muốn thanh tịnh,
    Sống nếp sống như vậy,
    Mọi lậu hoặc đoạn tận,
    Chứng được tối tịch tịnh.

Như vậy vị Trưởng lão, trong khi giảng dạy vị Tỷ-kheo, nêu rõ quả chứng của mình và nói lên chánh trí.

 

(CCXXXIX) Gotama (Thera. 61)

Sanh ở Sàvatthi trước khi đức Phật ra đời, trong một gia đình Bà-la-môn từ Udicca. Ngài lớn lên, rất giỏi các tập Vệ đà và là một vị hùng biện vô địch.

Rồi Thế Tôn ra đời, chuyển bánh xe pháp sau khi hóa độ Yasa với các người bạn, đã đi đến Sàvatthi theo lời mời khẩn thiết của Anàthapindika (Cấp-cô-độc) Bà-la-mônGotama thấy Thế Tôn, nghe pháp và xin xuất gia. Theo chỉ giáo của bậc Ðạo Sư, ngài được một Tỷ-kheo độ cho xuất gia, và được chứng quả A-la-hán trong khi đang cạo tóc. Sau khi sống một thời gian dài ở nước Kosala, ngài trở về Sàvatthi. Nhiều bà con của ngài, một số Bà-la-môn nổi tiếng đến viếng ngài và hỏi ngài những giáo lý chỉ đạo nào là phổ thông mà ngài nghĩ là cần phải thực hành. Ngài nói với họ như sau:

  1. Hãy biết hạnh phúc mình,
    Quan sát lời nghe giảng,
    Ðây cái gì thích hợp,
    Sa-môn hạnh mình theo.
  2. Bạn kẻ thiện trong đạo,
    Hành học pháp rộng lớn,
    Khéo nghe bậc Ðạo Sư,
    Ðây hợp Sa-môn hạnh.
  3. Với tâm kính chư Phật,
    Trọng Chánh pháp như thật,
    Và mến quý chư Tăng,
    Ðây hợp Sa-môn đạo.
  4. Giữ uy nghi, đi lại,
    Mạng sống tịnh, không chê,
    Tư tưởng khéo ổn định,
    Ðây hợp Sa-môn đạo.
  5. Ðiều làm hay không làm,
    Uy nghi được ái kính,
    An trú tăng thượng tâm,
    Ðây hợp Sa-môn đạo.
  6. Sàng tọa tại rừng núi,
    Xa vắng ít ồn ào,
    Thân cận bậc Mâu-ni,
    Ðây hợp Sa-môn đạo
  7. Giới hạnh và học nhiều,
    Như thật nghiên cứu pháp,
    Thiền quán những sự thật,
    Ðây hợp Sa-môn đạo.
  8. Tu quán trên vô thường,
    Tưởng vô ngã, bất tịnh,
    Không ưa thích tục sự,
    Ðây hợp Sa-môn đạo.
  9. Tu tập các Giác chi,
    Thần túc, căn là lực,
    Thu Chánh đạo Tám ngành,
    Ðây hợp Sa-môn đạo.
  10. Mâu-ni bỏ khát ái,
    Ðập tan gốc lậu hoặc,
    Hãy an trú giải thoát,
    Ðây hợp Sa-môn đạo.

Như vậy, ngài tán thán các hạnh thích hợp với đời sống một ẩn sĩ, đề cao khả năng của Tăng chúng, và chỉ rõ sự bất lực của một ẩn sĩ không theo Chánh pháp.

Rồi các Bà-la-môn ấy hoàn toàn chấp nhận giới luật, được an trú trong Chánh pháp.

Kinh Tiểu Bộ – Tập III – Trưởng Lão Tăng Kệ – Chương X – Phẩm Mười Kệ

Bài viết liên quan

Mục lục KINH TIỂU BỘ tiếng Việt:

  1. Tổng quan Tiểu Bộ Kinh – Khuddaka Nikàya – Ðại Tạng Kinh
Kinh Pháp Cú
Kinh Phật Thuyết Như Vậy
Kinh Phật Tự Thuyết
Kinh Tập
  1. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga – 01 và 02. Kinh Rắn
  2. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .03. Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng
  3. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .04. Kinh Bhàradvàja, Người Cày Ruộng
  4. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .05. Kinh Cunda
  5. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .06. Kinh Bại Vong
  6. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .07. Kinh Kẻ Bần Tiện (Vasalasuttam)
  7. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .08. Kinh Từ Bi (Metta Sutta)
  8. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .09. Kinh Hemavata
  9. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .10. Kinh Alavaka
  10. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .11. Kinh Thắng Trận
  11. TB.T01.KT.C1. Phẩm Rắn Uragavagga .12. Kinh ẩn sĩ
  12. TB.T01.KT.C2.01. Kinh Châu Báu .Ratana Sutta)
  13. TB.T01.KT.C2.02. Kinh Hôi Thối .Amagandha)
  14. TB.T01.KT.C2.03. Kinh Xấu Hổ
  15. TB.T01.KT.C2.04. Kinh Ðiềm Lành Lớn .Kinh Ðại Hạnh Phúc (Mahamangala Sutta)
  16. TB.T01.KT.C2.05. Kinh Sùciloma
  17. TB.T01.KT.C2.06. Kinh Hành Chánh Pháp
  18. TB.T01.KT.C2.07. Kinh Pháp Bà-la-môn
  19. TB.T01.KT.C2.08. Kinh Chiếc Thuyền
  20. TB.T01.KT.C2.09. Thế Nào là Giới
  21. TB.T01.KT.C2.10. Kinh Ðứng Dậy
  22. TB.T01.KT.C2.11. Kinh Ràhula
  23. TB.T01.KT.C2.12. Kinh Vangìsa
  24. TB.T01.KT.C2.13. Kinh Chánh xuất gia
  25. TB.T01.KT.C2.14. Kinh Dhammika
  26. TB.T01.KT.C3.01. Kinh Xuất Gia
  27. TB.T01.KT.C3.02. Kinh Tinh Cần
  28. TB.T01.KT.C3.03. Kinh Khéo Thuyết
  29. TB.T01.KT.C3.04. Kinh Sundarika Bhàradvàja
  30. TB.T01.KT.C3.05. Kinh Màgha
  31. TB.T01.KT.C3.06-07. Kinh Sabhiya
  32. TB.T01.KT.C3.08-09. Kinh Mũi Tên
  33. TB.T01.KT.C3.10. Kinh Kokàliya
  34. TB.T01.KT.C3.11. Kinh Nàlaka
  35. TB.T01.KT.C3.12. Kinh Hai Pháp Tuỳ Quán
  1. KTB.T01.KT.C4.01. Kinh về Dục
  2. KTB.T01.KT.C4.02. Kinh Hang Ðộng tám kệ
  3. KTB.T01.KT.C4.03. Kinh Sân Hận tám kệ
  4. KTB.T01.KT.C4.04. Kinh Thanh Tịnh tám kệ
  5. KTB.T01.KT.C4.05. Kinh Tối Thắng tám kệ
  6. KTB.T01.KT.C4.06. Kinh Già
  7. KTB.T01.KT.C4.07. Kinh Tissametteyya
  8. KTB.T01.KT.C4.08. Kinh Pasùra
  9. KTB.T01.KT.C4.09. Kinh Màgandiya
  10. KTB.T01.KT.C4.10. Kinh Trước khi bị hủy hoại
  11. KTB.T01.KT.C4.11. Kinh Tranh luận
  12. KTB.T01.KT.C4.12. Những vấn đề nhỏ bé
  13. KTB.T01.KT.C4.13. Những vấn đề to lớn
  14. KTB.T01.KT.C4.14. Kinh Tuvataka (Con đường mau chóng)
  15. KTB.T01.KT.C4.15. Kinh Chấp trượng
  16. KTB.T01.KT.C4.16. Kinh Sàriputta (Xá-lợi-phất)
  17. KTB.T01.KT.C5.01. Bài kệ mở đầu
  18. KTB.T01.KT.C5.02. Câu hỏi của thanh niên A-ji-ta
  19. KTB.T01.KT.C5.03. Các câu hỏi của thanh niên Tissametmeyya
  20. KTB.T01.KT.C5.04. Câu hỏi của thanh niên Punnaka
  21. KTB.T01.KT.C5.05. Câu hỏi của thanh niên Mettagu
  22. KTB.T01.KT.C5.06. Câu hỏi của thanh niên Dhotaka
  23. KTB.T01.KT.C5.07. Câu hỏi của thanh niên Upasiva
  24. KTB.T01.KT.C5.08. Các câu hỏi của thanh niên Nanda
  25. KTB.T01.KT.C5.09. Các câu hỏi của thanh niên Hemaka
  26. KTB.T01.KT.C5.10. Câu hỏi của thanh niên Todeyya
  27. KTB.T01.KT.C5.11. Câu hỏi của thanh niên Kappa
  28. KTB.T01.KT.C5.12. Câu hỏi của thanh niên Jatukanni
  29. KTB.T01.KT.C5.13. Câu hỏi của thanh niên Bhadràvudha
  30. KTB.T01.KT.C5.14. Câu hỏi của thanh niên Udaya
  31. KTB.T01.KT.C5.15. Câu hỏi của thanh niên Posàla
  32. KTB.T01.KT.C5.16. Câu hỏi của thanh niên Mogharàja
  33. KTB.T01.KT.C5.17. Câu hỏi của thanh niên Pingiya
  34. KTB.T01.KT.C5.18. Kết luận
Trưởng Lão Tăng Kệ
Trưởng Lão Ni Kệ
Chuyện Tiền Thân Đức Phật
  1. ​​​​​​​KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.01. PHẨM APANNAKA
  2. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.02. PHẨM GIỚI
  3. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.03. PHẨM KURUNGA
  4. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.04. PHẨM KULAVAKA
  5. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.05. PHẨM LỢI ÁI
  6. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.06. PHẨM ÀSIMSA
  7. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.07. PHẨM NỮ NHÂN
  8. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.08. PHẨM VARANA
  9. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.09. PHẨM APAYIMHA
  10. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.10. PHẨM LITTA
  11. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.11. PHẨM PAROSATA
  12. KTB.T04 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (01) – C01.12. PHẨM HAMSA
  13. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C01. Một bài kệ – 01. PHẨM KUSANÀLI
  14. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C01. Một bài kệ – 02. PHẨM ASAMPADÀNA
  15. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C01. Một bài kệ – 03. PHẨM KAKANTAKA
  16. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 04. PHẨM DALHA
  17. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 05. PHẨM SANTAHAVA
  18. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 06. PHẨM THIỆN PHÁP
  19. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 07. PHẨM ASADISA
  20. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 08. PHẨM RUHAKA
  21. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 09. PHẨM NATAMDAIHA
  22. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 10. PHẨM BIRANATTHAMBHAKA
  23. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 11. PHẨM KHÀSÀVA
  24. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 12. PHẨM UPÀHANA
  25. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C02. Hai bài kệ – 13. PHẨM SIGÀLA
  26. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C03.14. PHẨM SANKAPPA
  27. KTB.T05 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (02) – C03.15. PHẨM KOSYA
  28. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 264-273)
  29. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 274-280)
  30. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 281-285)
  31. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C03. Phẩm Ba Bài Kệ (tt 286-300)
  32. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 301-309)
  33. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 310-317)
  34. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 318-325)
  35. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 326-337)
  36. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C04. Phẩm Bốn Bài Kệ (tt 338-350)
  37. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C05. Phẩm Năm Bài Kệ (tt 351-358)
  38. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C05. Phẩm Năm Bài Kệ (tt 359-371)
  39. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C06. Phẩm Sáu Bài Kệ (tt 372-378)
  40. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C06. Phẩm Sáu Bài Kệ (tt 379-386)
  41. KTB.T06 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (03) – C06. Phẩm Sáu Bài Kệ (tt 387-395)
  42. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C07. Phẩm bảy bài kệ
  43. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C07. Phẩm bảy bài kệ (tt 407 – 416)
  44. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C08. Phẩm Tám Bài Kệ
  45. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C08. Phẩm Tám Bài Kệ (tt 422 – 426)
  46. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C09. Phẩm Chín Bài Kệ
  47. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C09. Phẩm Chín Bài Kệ (tt 433 – 438)
  48. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C10. Phẩm Mười Bài Kệ
  49. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C10. Phẩm Mười Bài Kệ (tt 447- 454)
  50. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C11. Phẩm Mười Một Bài Kệ
  51. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C11. Phẩm Mười Một Bài Kệ (tt 460-463)
  52. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C12. Phẩm Mười Hai Bài Kệ
  53. KTB.T07 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (04) – C12. Phẩm Mười Hai Bài Kệ (tt 468 – 473)
  54. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C13. Phẩm Mười ba bài kệ
  55. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C13. Phẩm Mười ba bài kệ (tiếp theo)
  56. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C14. Tạp phẩm
  57. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C14. Tạp phẩm (tiếp theo)
  58. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C15. Phẩm Hai Mươi Bài Kệ
  59. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C15. Phẩm Hai Mươi Bài Kệ (tiếp theo)
  60. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C16. Phẩm Ba mươi bài kệ
  61. KTB.T08 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (05) – C16. Phẩm Ba mươi bài kệ (tiếp theo)
  62. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C17. Phẩm Bốn Mươi Bài Kệ
  63. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C18. Phẩm Năm Mươi Bài Kệ
  64. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C19. Phẩm Sáu Mươi Bài Kệ
  65. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C20. Phẩm Bảy Mươi Bài Kệ
  66. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C21. Phẩm Tám Mươi Bài Kệ
  67. KTB.T09 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (06) – C22. Đại Phẩm
  68. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (540)
  69. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (541)
  70. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (542)
  71. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (543)
  72. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (544)
  73. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (545)
  74. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (546)
  75. KTB.T10 – Chuyện Tiền Thân Đức Phật (07) – C22. Đại Phẩm (547)

Link xem nhanh các bộ kinh chính yếu trong Tam Tạng Thánh Ðiển:

(Xem chi tiết sơ đồ)

A. TẠNG LUẬT (VINAYAPIṬAKA)

  1. Phân tích giới
  2. Đại phẩm
  3. Tiểu phẩm
  4. Tập yếu

B. TẠNG KINH (SUTTANTAPIṬAKA)

  1. Trường bộ
  2. Trung bộ
  3. Tương ưng bộ
  4. Tăng chi bộ
  5. Tiểu bộ

C. TẠNG VÔ TỶ PHÁP (ABHIDHAMMAPIṬAKA)

  1. Pháp tụ
  2. Phân tích
  3. Chất ngữ
  4. Nhân chế định
  5. Biện giải
  6. Song đối
  7. Vị trí
Print
Email
Facebook
Twitter
LinkedIn
Skype
Telegram
Pocket
WhatsApp

Bạn đang xem bài viết: Kinh Tiểu Bộ – Tập III – Trưởng Lão Tăng Kệ – Chương X – Phẩm Mười Kệ