Bước Đầu Học Phật.com
  • Kinh V2
  • Thư viện Sách – Bài Giảng
  • Chat A.I
No Result
View All Result
Bước Đầu Học Phật.com
  • Kinh V2
  • Thư viện Sách – Bài Giảng
  • Chat A.I
No Result
View All Result
Bước Đầu Học Phật
No Result
View All Result

Thời tìm đạo của Gotama

Chia sẻ qua QC CodeChia sẻ qua FacebookChia sẻ qua WhatsappChia sẻ qua Email

III- Sự từ bỏ vĩ đại

Và rồi, với cõi lòng nặng trĩu vì thương chúng sanh chìm đắm trong bể khổ; một đêm, sau khi đến trước phòng nhìn lần chót người vợ và hài nhi yêu dấu đang say nồng trong giấc ngủ, Ngài cùng nô bộc Channa (Xa Nặc) (2) dắt con tuấn mã Kantaka (Kiền Trắc) (3) vượt thành ra đi.

Ánh sao khuya dẫn lối đưa đường, làn gió lạnh đẩy lùi tất cả lại sau lưng. Tình yêu thương phụ hoàng, di mẫu, vợ đẹp, con ngoan rất nồng nàn, nhưng trong Thái tử, lòng xót thương nhân loại đang chịu mọi nỗi bất hạnh lại còn da diết vượt trội hơn nhiều.

Ra đi, Ngài từ bỏ tất cả những người thân yêu, ngôi báu, vương quyền, cả cuộc sống nhung lụa tràn đầy hạnh phúc. Ðây không phải là sự hy sinh từ bỏ của một người già, người đau ốm, người nghèo, người tật bệnh, người bất đắc chí, người ngán ngẩm cuộc đời, người mang căm hờn oán giận… mà là sự hy sinh từ bỏ của một hoàng tử đang tuổi thanh xuân, đang sống trong quyền quý giàu sang, chứa chan hạnh phúc. Quả đó là một sự từ bỏ hy sinh vĩ đại, có một không hai trong lịch sử loài người. Một sự ra đi không tiền khoáng hậu. Năm ấy, Thái tử vừa tròn 19 tuổi (theo Nam truyền Phật giáo, Thái tử xuất gia năm 29 tuổi).

IV- Quãng đường tu hành – tầm đạo

Khi tới bên kia bờ sông Anoma, Thái tử dừng lại, cạo bỏ râu tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Channa; và bảo người nô bộc trung thành ra về tạ lỗi cùng phụ hoàng. Còn lại một mình, Thái tử ra đi với bộ áo màu vàng giản dị của người tu sĩ, sống cuộc sống không nhà của người xuất gia, ly dục ly trần, không nơi cố định.

Một cây cao bóng mát hoặc một hang đá vắng vẻ, một cánh rừng u tịch, một làng mạc đìu hiu đều có thể là nơi che mưa đỡ nắng, nghỉ qua đêm của Ngài. Ði trong nắng cháy, đi trong sương gió lạnh lùng, xiêm y từ tốn chỉ là những mảnh vụn ráp lại, tài sản duy nhất chỉ là một bình bát để khất thực độ nhật; Thái tử Siddhattha dành hết thời gian cho sự tầm cầu thiền định hầu tìm ra sự thật tối hậu.

Lúc bấy giờ, có nhiều trí thức lỗi lạc xuất gia trở thành những đạo sư tâm linh danh tiếng, quy phục được nhiều đồ đệ. Thái tử Siddhattha trên đường đi tầm đạo cũng đã tới thụ giáo với hai vị đạo sư được tôn kính nhất thời ấy là A- la-ra Ka-la-ma và Uất Ðầu Lam Phất, và chỉ trong một thời gian ngắn, ngộ Vô sở hữu xứ định mà Alara Kalama đã chứng và đạt định Phi phi tưởng xứ mà Uddaka Ràmaputta đã đạt. Biết rằng đây vẫn còn trong vòng sanh tử, Ngài lại ra đi, bỏ lại sau lưng lời yêu cầu ở lại cùng giáo hóa đồ đệ của hai vị đạo sĩ danh tiếng trên. Và thế là không còn ai để Ngài theo học đạo nữa.

V- Sáu năm khổ hạnh

Thời ấy, Ấn Ðộ còn có truyền thống và niềm tin rằng, người nào cầu đạo giải thoát đều phải nỗ lực và kiên trì tu khổ hạnh; Thái tử liền đi đến Uruvela, một thị trấn của Senàni và cùng với năm anh em ông Kodanna (Kiều Trần Như) (4) , Bhadhya (Bạt Ðề) , Vappa (Ðề Bà) , Mahanama (Ma Ha Nam) và Asaji (Ác Bệ) , bắt đầu một cuộc tu khổ hạnh kéo dài đến 6 năm và dẫn đến kết quả là thân thể Ngài gầy đi như một bộ xương khô, đôi mắt sâu hoắm, không còn đi đứng được nữa.

Ngài đã trải qua những cảm giác nhức nhối, đau đớn tột cùng của thân thể, và Ngài đã kể lại trong kinh Majjihima Nikàya (Trung Bộ kinh) với những hình ảnh thật đáng sợ: Ngài như bị ai khoan vào sọ với lưỡi khoan thật bén; như bị một lực sĩ dùng dây siết chặt đầu; bị tên đồ tể dùng dao rạch bụng; như bị nắm và quăng lên giàn hỏa thiêu sống. Nhưng những cảm giác đau đớn ấy không hề ảnh hưởng và làm tổn thương đến tâm thức của Ngài.

Ở đây, qua thực nghiệm, Ngài thấy rằng chân lý tối hậu giải thoát an lạc, diệt trừ khổ đau không thể cầu được ở bên ngoài, ở bất kỳ một bậc đạo sư nào, cũng không phải qua pháp môn hành xác; mà sự chứng ngộ ấy cần phải được thể hiện ở chính trong nội tâm của mỗi người và không thể dựa vào một tha lực nào khác.

Ngài lấy lại sức nhờ uống bát sữa do một thôn nữ tên là Sujata (Su Dà Ta) dâng cúng, sau đó xuống tắm ở dòng sông Neranjara (Ni Liên Thuyền). Năm người bạn đồng tu cho rằng Ngài đã thối chí, quay về cuộc sống dục lạc tiện nghi, họ bèn rời bỏ Ngài và đi đến Isipatana gần thành phố Benares (Ba La Nại).

Ban Hoằng pháp Trung ương, GHPGVN
Phật Học Cơ Bản – Tập Một

https://www.budsas.org/uni/u-phathoc-coban/phcb1-1-3.htm

Related Posts

Lời dạy của Phật Gotama khi sắp niết bàn

Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có...

Suốt cuộc đời Phật nói gì?

" Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ." "ở đây Như...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Điển – Biểu Đồ Và Hình Ảnh

LỊCH SỬ KẾT TẬP KINH ĐIỂN Bình Anson minh họa bằng biểu đồ và hình ảnh (Xin bấm vào các...

Lịch sử Kết tập Kinh điển và Truyền giáo

1. SÁU ÐẠI HỘI KẾT TẬP KINH ÐIỂN Tất cả con người và vạn vật trong Tam giới đều phải...

Các kỳ kiết tập kinh điển theo Phật giáo Theravāda

NSGN - Những lời dạy của Đức Phật chứa đựng trong Tam tạng (Pāli) cũng được gọi là Học thuyết của...

Ý nghĩa các kỳ kết tập kinh điển

I. Giới thiệu Kinh, Luật phần lớn là từ bài giảng và từ sự chế ước của đức Phật. Và...

  • Thư viện
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ – Góp ý

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nguyện xin công đức này hướng về khắp tất cả chúng sinh, đều trọn thành Phật Đạo.
© 2016-2022 - Bước Đầu Học Phật - Thư Viện. All rights reserved

No Result
View All Result
  • I. Thế Giới Nói Gì
    • Tổ Chức Thế Giới
    • Nhà Khoa Học
    • Tôn Giáo Khác
    • Doanh Nhân
    • Người Nổi Tiếng
  • II. Bằng Chứng Là Gì
    • Khoa Học
    • Di Tích
    • Lịch Sử
    • Con Người
    • Văn Học
    • Kinh Điển
  • III. Phật Gotama là Ai?
    • Hoàn Cảnh Lịch Sử
    • Thời Sơ Sinh
    • Thời Tuổi Trẻ
    • Thời Tìm Đạo
    • Thời Giác Ngộ
    • Thời Thuyết Giảng
    • Đức Phật Niết Bàn
    • Đệ Tử Nổi Tiếng
    • Cư Sĩ Nổi Tiếng
    • Kết Tập Kinh Điển
  • IV. Cốt Lõi Phật Dạy
    • Khi Giác Ngộ
    • Khi Thuyết Giảng
    • Khi Niết Bàn
  • V. Kiến Thức Cơ Bản
    • Tứ Thánh Đế
    • Bát Chánh Đạo
    • 37 Phẩm Trợ Đạo
    • 6 Căn
    • 6 Trần
    • 6 Thức
    • Ngũ Uẩn
    • 12 Nhân Duyên
    • Tam Quy
    • Ngũ Giới
    • Thập Thiện
    • Nghiệp
    • Khổ
    • Vô Thường
    • Vô Ngã
    • Tánh Không
    • Như Lý Tác Ý
    • 7 Pháp Đoạn Trừ
    • 10 Điều Không Vội
    • Khái Niệm Cần Biết
  • VI. Phật Dạy Gì
    • Làm Người
    • Làm Con
    • Làm Cha
    • Làm Mẹ
    • Làm Chồng
    • Làm Vợ
    • Làm Thầy
    • Làm Trò
    • Làm Bạn
    • Làm Lãnh Đạo
    • Làm Chủ
    • Làm Nhân Viên
    • Làm Đẹp
    • Làm Giàu
    • Làm Kinh Doanh
    • Làm Phước
    • Báo Hiếu
    • Báo Ơn
    • Bảo Vệ Môi Trường
    • Giải Quyết Vấn Đề
  • VII. Phương Pháp Học Hành
    • Đi Đứng
    • Nằm Ngồi
    • Nói Nín
    • Động Tĩnh
    • Ăn Uống
    • Thức Ngủ
    • Nghe Hỏi
    • Ở Mặc
    • Vệ Sinh
    • Giao Tiếp
    • Giảng Dạy
    • Vấn Đáp
    • Cầu Nguyện
    • Cúng Tế
    • Sám Hối
    • Giới Luật
    • Tinh Tấn
    • Chữa Bệnh
    • Chánh Kiến
    • Chánh Niệm
    • Thiền Định
    • Giác Ngộ
    • Sống Một Mình
    • Sống Nhiều Người
    • Cách Nhận Thức
    • Cách Nhớ Lâu
    • Cách Tiêu Dùng
    • Cách Niệm Phật
    • Trừ Phiền Não
    • Không Phóng Dật
    • Vấn Đề Tâm
    • 10 Điều Không Vội Tin
  • VIII. Kết Quả Áp Dụng Lời Phật
    • Tại Gia
    • Xuất Gia
    • Người Khôn
    • Người Ngu
    • Các Hạng Người
    • Các Khái Niệm
  • IX. Các Vấn Đề Siêu Hình
    • Chân Lý
    • Chứng Đắc
    • Cõi Giới
    • Giải Thoát
    • Hào Quang
    • Khi Chết
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
    • Tội Lỗi
    • Thiên Nhiên
    • Sự Vi Diệu
    • Thời Gian
    • Thần Thông
    • Tuổi Thọ
    • Trí Tuệ
    • Gotama
    • Như Lai
    • Sự Kiện Hiếm Có
    • Tồn Vong Phật Pháp
  • X. Kinh Pali
    • Kinh Tiểu Bộ
    • Kinh Trung Bộ
    • Kinh Tăng Chi Bộ
    • Kinh Tương Ưng Bộ
  • Sơ Đồ Phật Học
  • Tham Khảo
    • Web
    • Tác Phẩm
    • Thư Viện – Bảo Tàng
    • Các Giảng Sư
    • Các Nhà Nghiên Cứu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Góp ý

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nguyện xin công đức này hướng về khắp tất cả chúng sinh, đều trọn thành Phật Đạo.
© 2016-2022 - Bước Đầu Học Phật - Thư Viện. All rights reserved