Các Khái Niệm

3 căn bản của thiện và bất thiện

69.- Các Căn Bản Bất Thiện – Này các Tỷ-kheo, có ba căn bản bất thiện này. Thế nào là ba? Tham là căn bản bất thiện, sân là căn bản bất thiện, si là căn bản bất thiện. Cái gì là tham, này các Tỷ-kheo, cái ấy bất thiện. Ai với lòng tham có làm gì về thân, về lời, về ý, cái ấy bất thiện. Với ai có lòng tham, bị lòng tham chinh phục, tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng...

Trưởng lão là gì?

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp tác thành trưởng lão này. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Là vị nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe, những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, đề cao Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp như vậy, vị ấy...

Không phóng dật là gì?

6. Thường không sân, chánh niệm, Nội tâm khéo định tĩnh, Tham nhiếp phục, học tập, Ðược gọi không phóng dật. Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/kinh-tang-chi-bo-chuong-iv-bon-phap-iii-pham-uruvela

Tứ nhiếp pháp là gì?

(II) (32) Nhiếp Pháp – Này các Tỷ-kheo, có bốn nhiếp pháp này. Thế nào là bốn? Bố thí và ái ngữ, Lợi hành và đồng sự Hỡi các vị Tỷ-kheo, Ðây là bốn nhiếp pháp. 2. Bố thí và ái ngữ, Lợi hành và đồng sự, Ðối với những pháp này, Ở đời đối xử nhau, Chỗ này và chỗ kia, Như vậy thật tương xứng, Và bốn nhiếp pháp này, Như đỉnh đầu trục xe, Nếu thiếu nhiếp pháp này, Thời cả mẹ lẫn cha Không được các người con Tôn trọng và cung kính, Do vậy bậc...

Thế giới không có điểm cuối cùng (Quan trọng)

(V) (45) Rohitassa (1) Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thiên tử Rohitassa sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chiếu sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, thiên tử Rohitassa bạch Thế Tôn: – Tại chỗ nào, bạch Thế Tôn, không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), chúng con có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt...

Người hiền trí là gì?

– Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Ðại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Ðại tuệ. Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/kinh-tang-chi-bo-chuong-iv-bon-phap-xix-pham-chien-si

Ý nghĩa của pháp là thiết thực hiện tại (Quan trọng)

(V) (47) Cho Ðời Này (1) Rồi du sĩ ngoại đạo Moliyasìvaka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, său khi nói lên những lời hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Moliyasìvaka bạch Thế Tôn: -Pháp là thiết thực hiện tại, Pháp là thiết thực hiện tại, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả...

Các khái niệm tương đồng với Như Lai

(V) (85) Người Sa Môn – Sa-môn, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Bà-la-môn, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Bậc Chánh trí, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Dược sư là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Bậc Ly cấu, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Bậc Có trí, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác....

Page 4 of 4 1 3 4