(khoahoc.tv) – Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể.
Các cuộc khai quật tiên phong trong khu vực đền thiêng Ma gia (Maya Devi Temple) tại Lâm Tỳ Ni (Lumbini), Nepal, một kì quan của thế giới được UNESCO công nhận từ lâu là nơi sinh của Đức Phật, khám phá ra phần còn lại chưa được biết đến về thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, cấu trúc gỗ nằm dưới một loạt các ngôi đền bằng gạch. Bố trí trên cùng với thiết kế giống những thứ nằm ở trên, cấu trúc gỗ gồm có một không gian mở trong vùng trung tâm liên quan tới câu chuyện về sự ra đời của chính Đức Phật.
Cho đến nay, các bằng chứng khảo cổ học sớm nhất về kiến trúc Phật giáo tại Lumbini có niên đại không sớm hơn thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, thời điểm thuộc sự bảo trợ của Hoàng đế Asoka, người đã thúc đẩy sự truyền bá đạo Phật từ Afghanistan tới Bangladesh ngày nay.
“Cho tới nay thì chúng ta còn biết rất ít về cuộc đời của Đức Phật, ngoại trừ thông qua các văn tự còn lại và truyền miệng”, giáo sư khảo cổ học, ông Robin Coningham thuộc Đại học Durham, Anh, đồng tác giả dẫn đầu nghiên cứu này cho biết. Ông cho hay, một số học giả cho rằng, Đức Phật được sinh ra trong thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. “Chúng tôi nghĩ tại sao lại không trở lại với khảo cổ học để tìm ra các câu trả lời về nơi sinh của Ngài?” Giờ đây, lần đầu tiên chúng tôi có một chuỗi khảo cổ tại Lumbini, cho thấy các công trình ở đó có tuổi vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế, dẫn đầu bởi Coningham và Kosh Prasad Acharya thuộc tổ chức Pashupati Area Development Trust tại Nepal cho biết, phát hiện này đóng góp vào sự hiểu biết rộng hơn về sự phát triển ban đầu của phật giáo cũng như tầm quan trọng về tinh thần của Lumbini. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trên tạp chí quốc tế Antiquity vào tháng 12/2013 tới. Nghiên cứu được hỗ trợ một phần bởi Hiệp hội địa lý quốc gia (National Geographic Society).
Các nhà khảo cổ bên ngôi đền
Để xác định niên đại của ngôi đền gỗ và các cấu trúc bằng gạch gần đây chưa được biết đến nằm trên nó, các mảnh than và cát vỡ đã được kiểm tra bằng việc sử dụng sự kết hợp các kỹ thuật phân tích carbon phóng xạ và các kỹ thuật quang học phát xạ kích thích. Nghiên cứu khảo cổ địa chất cũng đã xác định sự có mặt của các rễ cây cổ đại trong khoảng trống trung tâm của ngôi đền.
“UNESCO rất tự hào vì được liên kết với phát hiện quan trọng này tại một trong số những nơi linh thiêng nhất đối với một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới”, tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova cho biết. Bà hi vọng các nghiên cứu khảo cổ học sẽ được tiến hành nhiều hơn và sẽ tăng cường công tác bảo tồn và quản lý vị trí này để đảm bảo sự bảo vệ của Lumbini.
“Những phát hiện này là rất quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về nơi sinh của Đức Phật”, Ram Kumar Shrestha – bộ trưởng Văn hóa, du lịch và hàng không dân dụng của Nepal nói. “Chính phủ Nepal sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ vị trí quan trọng này”.
Các ghi chép truyền thống của phật giáo ghi lại rằng hoàng hậu Maya Devi, mẹ của Đức Phật, đã sinh ra Ngài trong lúc đang vin vào một cành cây trong vườn thánh địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nằm giữa các vương quốc của chồng bà và của bố mẹ bà. Coningham và các đồng nghiệp của ông cho rằng không gian mở ở trung tâm của đền gỗ là nơi mọc của một cái cây. Các ngôi đền gạch được xây dựng sau nằm trên ngôi đền gỗ cũng được bố trí xung quanh không gian trung tâm này, nơi không có mái.
Bốn địa điểm Phật giáo chính
Lâm Tỳ Ni là một trong những địa điểm chủ chốt liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, những vị trí khác là Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), nơi ông trở thành một vị Phật hay một người giác ngộ: Sarnath, nơi ông lần đầu tiên rao giảng, và thành Câu-thi-la, nơi Đức Phật qua đời. Đức phật đã qua đời ở tuổi 80. “Ngôi đền vẫn còn ở giữa thiên niên kỷ đầu tiên và được ghi chép lại bởi những kẻ hành hương người Trung Quốc, rằng có một ngôi đền bên cạnh một cái cây”.
Đền Maya Devi tại Lumbini vẫn còn đến ngày nay, các nhà khảo cổ đã làm việc cùng với các thiền tăng, ni và các khách hành hương.
Trong một bài báo khoa học tại Antiquity, các tác giả viết: “Chuỗi công trình tại Lâm Tỳ Ni là một mô hình thu nhỏ cho sự phát triển của Phật giáo từ một giáo phái địa phương tới một tôn giáo toàn cầu”.
Bị biến mất và nằm trong các rừng rậm của Nepal trong thời kỳ trung cổ, Lumbini cổ xưa đã được tái phát hiện vào năm 1896 và đã được xác định với tư cách là nơi sinh của Đức Phật trên các bảng kê khai của sự hiện diện của một cột đá sa thạch thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Cột trụ này, vẫn đứng vững, mang một dòng chữ ghi lại một chuyến thăm của Hoàng đế Asoka tới nơi đã sinh ra Đức phật cũng như tên của nơi này – đó là Lumbini.
Bất chấp sự phát hiện lại các vị trí quan trọng của phật giáo, các cấp sớm nhất của các công trình này đã bị chôn vùi sâu hoặc bị hủy hoại bởi những công trình xây dựng sau, để bằng chứng về các giai đoạn đầu của Phật giáo là không thể tiếp cận để điều tra khảo học cho đến ngày nay. Nửa tỷ người trên thế giới là Phật tử, và mỗi năm có hàng trăm ngàn cuộc hành hương tới thánh địa Lumbini. Nghiên cứu khảo cổ có sự tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản hợp tác với chính phủ Nepal, theo một dự án của UNESCO nhằm tăng cường việc bảo tồn và quản lý Lumbini. Cùng với Hiệp hội Địa lý Quốc gia, nghiên cứu cũng được hỗ trợ bởi Đại học Durham và Đại học Stirling
Các đồng tác giả của nghiên cứu là Coningham và Acharya, Strickland, CE Davis, MJ Manuel, IA Simpson, K. Gilliland, J. Tremblay, TC Kinnaird và D.C.W. Sanderson.
Một tài liệu nghiên cứu về cuộc đời Đức Phậtcủa Coningham, “Các bí mật chôn cất của Đức Phật”, sẽ ra mắt vào tháng 2 trên kênh National Geographic.
Cập nhật: 26/11/2013 Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Nguồn: https://khoahoc.tv/phat-hien-moi-ve-noi-sinh-cua-duc-phat-50540