…”tôi nhận thấy đạo Phật không đơn thuần là một tôn giáo mà gồm thâu cả khoa học, triết học, đạo đức học, nghệ thuật sống ở trong đó nữa”.
1. Dạo này lại thích tìm hiểu về đạo Phật. Lí do thì nhiều nhưng nói chung đây là một tôn giáo gây tò mò cho tôi bởi giáo lý quá huyền bí và thâm sâu. Cũng muốn xem các tôn giáo trên thế giới có điểm chung nào không. Một phần nữa khiến cho tôi – một tín đồ Thiên Chúa – lại có niềm đam mê với Phật giáo cũng do ảnh hưởng bởi một người.
2. Phật giáo hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI TCN, người sáng lập là một nhân vật lịch sử – Sidharta Gotama. Về Phật giáo có rất nhiều những điểm hay, tiến bộ, tuy nhiên do mới đi sâu tìm hiểu cho nên có những câu, những giáo lý quá khó hiểu (có lẽ nên dùng từ “không thể hiểu”) – lại càng gây tò mò hơn cho người đọc như tôi.
Do du nhập vào Việt Nam bằng con đường hòa bình nên Phật giáo ngay từ thời kỳ đầu đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt, không những thế khi vào Việt Nam, từ một tôn giáo xuất thế biến thành nhập thế, có liên quan mật thiết đến đời sống tinh thần và cả chính trị của các triều đại trong lịch sử. Có lẽ điều đó làm cho Phật giáo trở thành một tôn giáo lớn ở Việt Nam. Nó cuốn hút mọi người dân và thân thiết đến nỗi dường như một người Việt Nam nếu không theo một tôn giáo nào khác thì ắt theo đạo Phật hoặc chí ít là có cảm tình với đạo Phật. Đến đây gợi cho tôi nhớ đến câu nói của nhà Nho, Lê Quát dưới thời Trần, ông là người phản đối đạo Phật rất gay gắt nhưng cũng phải thốt lên rằng: “Phật chỉ lấy điều họa phúc mà động lòng người, sao mà sâu xa và bền chắc đến như vậy. Trên từ vương công, dưới đến thứ dân, hễ làm cái gì thuộc về Phật thì hết cả gia tài cũng không tiếc…. cho nên trong từ kinh thành ngoài đến châu phủ, đường cùng, ngõ hẻm, chẳng khiến mà theo, chẳng thể mà tin…”.
Do du nhập vào Việt Nam bằng con đường hòa bình nên Phật giáo ngay từ thời kỳ đầu đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt, không những thế khi vào Việt Nam, từ một tôn giáo xuất thế biến thành nhập thế, có liên quan mật thiết đến đời sống tinh thần và cả chính trị của các triều đại trong lịch sử. Có lẽ điều đó làm cho Phật giáo trở thành một tôn giáo lớn ở Việt Nam. Nó cuốn hút mọi người dân và thân thiết đến nỗi dường như một người Việt Nam nếu không theo một tôn giáo nào khác thì ắt theo đạo Phật hoặc chí ít là có cảm tình với đạo Phật. Đến đây gợi cho tôi nhớ đến câu nói của nhà Nho, Lê Quát dưới thời Trần, ông là người phản đối đạo Phật rất gay gắt nhưng cũng phải thốt lên rằng: “Phật chỉ lấy điều họa phúc mà động lòng người, sao mà sâu xa và bền chắc đến như vậy. Trên từ vương công, dưới đến thứ dân, hễ làm cái gì thuộc về Phật thì hết cả gia tài cũng không tiếc…. cho nên trong từ kinh thành ngoài đến châu phủ, đường cùng, ngõ hẻm, chẳng khiến mà theo, chẳng thể mà tin…”.
3. Giáo lý đạo Phật thì nhiều, nhưng tôi nghĩ cái cốt lõi, chân lý cao siêu nhất của Phật giáo là “Tứ diệu đế”. Lúc sinh thời, Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ dạy một điều: khổ và diệt khổ”. Còn những khái niệm như Niết bàn, Luân hồi, Tây phương cực lạc…. xin mạn phép không bàn tới.
Con người sinh ra đã khổ và trong suốt cuộc đời của họ phải trải qua 7 nỗi khổ nữa, tất cả lại gọi là Bát khổ (Sinh – Lão – Bệnh – Tử – Ngũ uẩn khổ – Oán tăng hội – Ái biệt ly – Cầu bất đắc). Vì do “khổ” nên “Tứ diệu đế” chính là con đường tìm ra nguyên nhân, là chìa khóa chân lý trên con đường diệt khổ. Nhưng con đường đó phải đòi hỏi kẻ giác ngộ phải rèn luyện được: Đạo đức (giới) – Tư tưởng (định) – Khai sáng trí tuệ (tuệ). – Tôi e rằng trong cuộc sống ngày nay đầy rẫy những cạm bẫy bởi sức hút của đồng tiền, của danh vọng… khi mà con người vẫn u u minh minh luẩn quẩn trong cái vòng “Tham – Sân – Si” thì đi đến được con đường chân lý để diệt khổ càng khó khăn bội phần. Đến đây tôi có câu hỏi là: Vậy Đức Phật có phải là vị thần thánh thực sự có tài phép cao siêu để chỉ dẫn con người thoát khỏi nỗi khổ đó hay không? Thực sự tôi không có đủ kiến thức để trả lời câu hỏi này. Nhưng chỉ biết rằng, Phật chỉ coi mình là người chỉ đường đưa lối con người thoát khỏi nỗi khổ mà thôi, chứ không trực tiếp đưa họ vượt qua được nỗi khổ. Phật nói: “Ta chỉ là vị thầy dẫn đường giúp cho mọi người đi đến con đường bình yên, hạnh phúc; ta không phải là một vị thần linh hay một đấng tối cao có quyền ban phước, giáng hoạ”. Vậy có khác gì như một người thầy; một người lái đò đưa người qua sông. Và khi qua được bên kia bờ thì mọi người đều được giác ngộ, đều tìm ra được chân lý diệt khổ. Đức Phật cũng từng nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Để lý giải rõ hơn cho ý của tôi vừa đề cập ở trên, tôi xin trích một câu nói của vua Trần Thái Tông rằng: “Núi vốn không có Phật, Phật ở nơi tâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân Phật”.
Con người sinh ra đã khổ và trong suốt cuộc đời của họ phải trải qua 7 nỗi khổ nữa, tất cả lại gọi là Bát khổ (Sinh – Lão – Bệnh – Tử – Ngũ uẩn khổ – Oán tăng hội – Ái biệt ly – Cầu bất đắc). Vì do “khổ” nên “Tứ diệu đế” chính là con đường tìm ra nguyên nhân, là chìa khóa chân lý trên con đường diệt khổ. Nhưng con đường đó phải đòi hỏi kẻ giác ngộ phải rèn luyện được: Đạo đức (giới) – Tư tưởng (định) – Khai sáng trí tuệ (tuệ). – Tôi e rằng trong cuộc sống ngày nay đầy rẫy những cạm bẫy bởi sức hút của đồng tiền, của danh vọng… khi mà con người vẫn u u minh minh luẩn quẩn trong cái vòng “Tham – Sân – Si” thì đi đến được con đường chân lý để diệt khổ càng khó khăn bội phần. Đến đây tôi có câu hỏi là: Vậy Đức Phật có phải là vị thần thánh thực sự có tài phép cao siêu để chỉ dẫn con người thoát khỏi nỗi khổ đó hay không? Thực sự tôi không có đủ kiến thức để trả lời câu hỏi này. Nhưng chỉ biết rằng, Phật chỉ coi mình là người chỉ đường đưa lối con người thoát khỏi nỗi khổ mà thôi, chứ không trực tiếp đưa họ vượt qua được nỗi khổ. Phật nói: “Ta chỉ là vị thầy dẫn đường giúp cho mọi người đi đến con đường bình yên, hạnh phúc; ta không phải là một vị thần linh hay một đấng tối cao có quyền ban phước, giáng hoạ”. Vậy có khác gì như một người thầy; một người lái đò đưa người qua sông. Và khi qua được bên kia bờ thì mọi người đều được giác ngộ, đều tìm ra được chân lý diệt khổ. Đức Phật cũng từng nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Để lý giải rõ hơn cho ý của tôi vừa đề cập ở trên, tôi xin trích một câu nói của vua Trần Thái Tông rằng: “Núi vốn không có Phật, Phật ở nơi tâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân Phật”.
4. Tôi có một người em đi chùa từ nhỏ, thấm nhuần được nhiều triết lý sâu xa của Phật giáo, tôi rất muốn xem nhân sinh quan của họ như thế nào. Có hôm tôi đưa cho họ đọc những tư tưởng mà tác giả trong đó đưa ra những nhận định có lẽ đi ngược lại với những gì mà người đó được học từ trước đến nay. Tôi nghĩ họ sốc. Nhưng tôi đã lầm. Em tôi trả lời rằng: “Thực ra em không quan tâm lắm đến những gì mà họ nói về đạo Phật, cái cốt yếu là em học được những gì từ đạo Phật và đem chúng áp dụng vào cuộc sống ra sao mà thôi”. Câu nói làm tôi suy nghĩ, băn khoăn. Phải chăng mọi tôn giáo cái quan trọng không nằm ở cái giáo lý ấy nói gì mà thực hành chúng ra sao. Có lẽ đúng!
Anh đi theo đạo từ nhỏ, thuộc lòng những câu kinh kệ, nhưng anh có đem chúng ra thực hành, áp dụng những điều răn ấy vào cuộc sống hay không? Nếu không? Coi như bỏ! Anh ăn chay, nhưng làm điều ác. Nếu thế những gì anh được học, chúng chẳng có nghĩa lý gì với anh cả. Đến đây, tôi nhận ra rằng phải chăng mọi tôn giáo gì đi nữa, cái chung quy cũng chỉ dạy bảo con người, hướng về cái thiện, tránh làm điều ác. Trong Phật giáo có 5 điều cấm (ngũ giới), Thiên Chúa giáo có 10 điều răn… nếu bàn về nội dung thì chẳng khác nhau là mấy.
5. Mọi tôn giáo đều bắt nguồn từ niềm tin. Đạo Thiên chúa có một câu như thế này: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”, nghe ra thì rất vô lý. Không thấy, không được kiểm chứng qua thực tế thì e rằng không thể nào tin là có thật được, nhưng với tín đồ Thiên chúa, như vậy là đã đủ để tin vào sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Niềm tin là cơ sở của mọi tôn giáo, nhưng trong đạo Phật, niềm tin phải đi đôi với nhận thức đúng đắn. Phật dạy rằng: “Các người đừng tin những gì dù điều đó là do các vị Giáo chủ nói ra; dù điều đó được nhiều người cùng nói; dù điều đó đã được lưu truyền từ xưa đến nay… Nhưng các ngươi hãy tin vào những điều nào mà tự mình đã suy xét, đã chiêm nghiệm, đã thực hành và thấy rằng điều đó đem lại lợi ích cho bản thân và mọi người”.
Rất khác biệt. Chính điều đó làm nên cái hay của Phật giáo.
Rất khác biệt. Chính điều đó làm nên cái hay của Phật giáo.
6. Trên đây là một số những tản mạn về Phật giáo dưới góc nhìn còn thiển cận, chủ quan của một kẻ còn ngu muộn – trên con đường tiếp cận một tôn giáo mới với tư cách là kẻ ngoại đạo, đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật. Nhưng vẫn thấy được cái hay, cái đẹp của Phật giáo – Và tôi nhận thấy đạo Phật không đơn thuần là một tôn giáo mà gồm thâu cả khoa học, triết học, đạo đức học, nghệ thuật sống ở trong đó nữa./
Phạm Văn Mười