TỔNG THUYẾT
— Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Tổng thuyết và Biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
— Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai.
BIỆT THUYẾT
Này chư Hiền, lời tổng thuyết này được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:
Chư Hiền, sao gọi là thức đối với ngoại trần, bị tán loạn, bị tản rộng? Ở đây, này chư Hiền, …Như vậy, này chư Hiền, gọi là thức bị tán loạn, bị tản rộng.
Chư Hiền, sao gọi là thức đối với ngoại trần, …Như vậy, này chư Hiền, gọi là thức không bị tán loạn, không bị tản rộng.
Và này chư Hiền, thế nào gọi là tâm trú trước nội trần? …; như vậy gọi là tâm trú trước nội trần.
Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo đình chỉ tầm và tứ,… như vậy gọi là tâm trú trước nội trần.
Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả,…; như vậy gọi là tâm trú trước nội trần.
Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ,….. Như vậy gọi là tâm trú trước nội trần.
Và này chư Hiền, thế nào gọi là tâm không bị trú trước nội trần? …, như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần.
Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo đình chỉ tầm và tứ,…; như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần.
Lại nữa, này chư Hiền, …., như vậy được gọi là tâm không trú trước nội trần.
Lại nữa, này chư Hiền, …. Như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần.
Và thế nào, này chư Hiền, là bị chấp thủ quấy rối? …. Và vị ấy bị chấp thủ quấy rối.
Vị ấy xem cảm thọ.. tưởng… các hành… thức như là ….. Như vậy, này chư Hiền, là bị chấp thủ quấy rối.
Và thế nào, này chư Hiền, là không bị chấp thủ quấy rối? ….. Và vị ấy không bị chấp thủ quấy rối.
Vị ấy không xem cảm thọ.. tưởng… các hành.. thức ….. Như vậy, này chư Hiền, là không bị chấp thủ quấy rối.
Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá: “Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai”. Phần tổng thuyết này, này chư Hiền, được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi; này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Và nếu như chư Hiền muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích chư Hiền như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
Xem chi tiết:
Kinh Trung Bộ – Tập III – 138. Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết (Uddesavibhanga sutta)