Phương pháp học vấn đáp (Quan trọng)

Phương pháp học vấn đáp trong Phật giáo :

— Các Hiền tỷ, sẽ có cuộc luận thuyết bằng cách đặt câu hỏi. Ở đây, những ai biết, hãy trả lời: “Tôi biết”. Những ai không biết, hãy trả lời: “Tôi không biết”. Nếu có ai nghi ngờ hay nghi hoặc, ở đây, ta cần được hỏi như sau: “Thưa Tôn giả, sự việc này là thế nào? Ý nghĩa việc này là gì?”

— Thưa Tôn giả, cho đến đây, chúng con rất hoan hỷ và thỏa mãn với Tôn giả Nandaka, vì rằng Tôn giả đã mời chúng con (hỏi).

— Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Mắt là thường hay vô thường?

— Thưa Tôn giả, vô thường.

— Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?

— Thưa Tôn giả, là khổ.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi xem cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không vậy, Tôn giả.

— Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường?… Mũi là thường hay vô thường?… Lưỡi là thường hay vô thường?.. Thân là thường hay vô thường?… Ý là thường hay vô thường?

— Thưa Tôn giả, vô thường

— Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?

— Thưa Tôn giả, là khổ.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: “Sáu nội xứ này là vô thường”.

— Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

— Thưa Tôn giả, vô thường

— Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?

— Thưa Tôn giả, là khổ.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không vậy, Tôn giả.

— Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tiếng là thường hay vô thường?… Hương là thường hay vô thường?… Vị là thường hay vô thường?…. Xúc là thường hay vô thường?… Pháp là thường hay vô thường?

— Thưa Tôn giả, vô thường.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Thưa Tôn giả, là khổ.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: “Sáu ngoại xứ này là vô thường”.

— Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Nhãn thức là thường hay vô thường?

— Thưa Tôn giả, vô thường.

— Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?

— Thưa Tôn giả, là khổ.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không vậy, Tôn giả.

— Này các Hiền tỷ, nhĩ thức là thường hay vô thường?

— Thưa Tôn giả, vô thường.

— Tỷ thức là thường hay vô thường?

— Thưa Tôn giả, vô thường.

— Thân thức là thường hay vô thường?

— Thưa Tôn giả, vô thường.

— Ý thức là thường hay vô thường?

— Thưa Tôn giả, vô thường.

— Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?

— Thưa Tôn giả, là khổ.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: “Sáu thức thân này là vô thường”.

Xem chi tiết :

Kinh Trung Bộ – Tập III – 146. Kinh Giáo giới Nandaka (Nandakovàda sutta)