Bước Đầu Học Phật.com
  • Kinh V2
  • Thư viện Sách – Bài Giảng
  • Chat A.I
No Result
View All Result
Bước Đầu Học Phật.com
  • Kinh V2
  • Thư viện Sách – Bài Giảng
  • Chat A.I
No Result
View All Result
Bước Đầu Học Phật
No Result
View All Result

4 điều sợ hãi con người cần lưu ý

Chia sẻ qua QC CodeChia sẻ qua FacebookChia sẻ qua WhatsappChia sẻ qua Email

(I) (121) Tự Trách

  1. – Này các Tỷ-kheo, có bốn sự sợ hãi này. Thế nào là bốn? Sợ hãi tự mình trách, sợ hãi người khác trách, sợ hãi hình phạt, sợ hãi ác thú.

2.-Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sợ hãi tự mình trách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: “Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩa ta ác, thời tự ngã có thể trách ta về phương diện giới: “Sao lại làm nghiệp ấy?”. Người ấy do sợ hãi tự trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi tự trách.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về người khác trách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: “Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩ ta ác, thời các người khác có thể trách ta về phương diện giới: “Sao lại làm nghiệp ấy?”. Người ấy do sợ hãi người khác trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi người khác trách.

4.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi hình phạt?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình (lấy xương và thịt cho rộng ra, rồi đổ dầu sôi vào miệng), hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), đốt tay, lấy rơm bện lại rồi siết chặt, lấy vỏ cây làm áo, hình phạt con dê núi, lấy câu móc vào thịt, cắt thịt thành hình đồng tiền, quẳng sắt chảy trên thân đầy vết thương rồi chà mạnh, chuyển hình (bắt nằm dưới đất, đâm một gậy sắt qua hai lỗ tai rồi xoay tròn), cao đạp đài (lột da phần trên, lấy chày giã cho nát thân). Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Người ấy suy nghĩ như sau: “Do nhân làm các nghiệp ác như vậy, các vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác … họ lấy gươm chặt đầu”. Người ấy vì sợ hãi sự sợ hãi hình phạt, không có đi trộm, cướp tài sản người khác.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự sợ hãi hình phạt.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sợ hãi ác thú?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy nghĩ như sau: “Với ai thân làm ác, có ác dị thục trong tương lai, với ai lời nói ác … với ai ý nghĩ ác, có ác dị thục trong tương lai. Làm thế nào cho ta sau khi thân hoại mạng chung, không có sanh tại cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?”. Người ấy vì sợ hãi ác thú, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành; đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành; đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống với tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi ác thú.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại sợ hãi này.

(II) (122) Sóng Biển

  1. – Có bốn sự sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi với người đi xuống nước. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ. Có bốn sự sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi với người đi xuống nước.
  2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, đối với một số thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này, có bốn sự sợ hãi được chờ đợi. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ.
  3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về sóng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta nay bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyên giáo: “Thầy cần phải đi ra như vậy, Thầy cần phải đi về như vậy, Thầy cần phải ngó tới như vậy, Thầy cần phải ngó quanh như vậy. Thầy cần phải co tay như vậy, Thầy cần phải duỗi tay như vậy, Thầy cần phải mang y sanghati như vậy, mang bát y như vậy”. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Trước kia, khi chúng ta chưa xuất gia, chính chúng ta giảng dạy, khuyên giáo người khác. Những người này giống như con chúng ta, giống như cháu chúng ta, lại nghĩ rằng cần phải giảng dạy chúng ta, cần phải khuyên giáo chúng ta”. Vị ấy phẫn nộ, không hoan hỷ, từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này được gọi là vị Tỷ-kheo bị sợ hãi về sóng. Này các Tỷ Kheo sợ hãi về sóng là đồng nghĩa với phẫn não. Này các Tỷ Kheo đây gọi là sợ hãi về sóng.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá sấu?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta nay bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyên giáo: “Thầy cần phải nhai cái này, Thầy không nên nhai cái này; Thầy nên ăn cái này, Thầy không nên ăn cái này; Thầy nên nếm cái này, Thầy không nên nếm cái này; Thầy nên uống cái này, Thầy không nên uống cái này. Cái gì Thầy được phép, Thầy nên nhai; cái gì Thầy không được phép, Thầy không nên nhai. Cái gì được phép, Thầy nên ăn; cái gì không được phép, Thầy không nên ăn. Cái gì được phép, Thầy nên nếm, cái gì không được phép, Thầy không nên nếm. Cái gì được phép, Thầy nên uống, cái gì không được phép, Thầy không nên uống. Đúng thời, Thầy nên nhai; không đúng thời, Thầy không nên nhai. Đúng thời, Thầy nên ăn; không đúng thời, Thầy không nên ăn. Đúng thời, Thầy nên nếm; không đúng thời, Thầy không nên nếm. Đúng thời, Thầy nên uống; không đúng thời, Thầy không nên uống”. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Trước kia, khi chúng ta chưa xuất gia, cái gì chúng ta muốn, chúng ta nhai, cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nhai. Cái gì chúng ta muốn, chúng ta ăn; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không ăn. Cái gì chúng ta muốn, chúng ta nếm; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nếm. Cái gì chúng ta muốn, chúng ta uống; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không uống. Cái gì được phép, chúng ta nhai; cái gì không được phép, chúng ta cũng nhai. Cái gì được phép, chúng ta ăn; cái gì không được phép, chúng ta cũng ăn. Cái gì được phép, chúng ta nếm; cái gì không được phép, chúng ta cũng nếm. Cái gì được phép, chúng ta uống; cái gì không được phép, chúng ta cũng uống. Cái gì đúng thời, chúng ta nhai; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng nhai. Cái gì đúng thời, chúng ta ăn; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng ăn. Cái gì đúng thời, chúng ta nếm; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng nếm. Cái gì đúng thời, chúng ta uống; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng uống. Khi các gia đình có tín tâm cúng dường chúng ta ban ngày, phi thời, những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, hình như những món này, chúng ta bị chận đứng lại trên miệng”. Như vậy, vị ấy từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Này các Tỷ kheo, đây được gọi là vị Tỷ kheo bị sợ hãi với sự sợ hãi về cá sấu, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với tham ăn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự sợ hãi về cá sấu.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về nước xoáy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta nay bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời, không phòng hộ tâm, niệm không an trú, các căn không phòng hộ, hưởng thụ được cung cấp đầy đủ, được thực hiện năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong ấy. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Chúng ta xưa kia chưa xuất gia đã hưởng thọ, được cung cấp đầy đủ, được thực hiện năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong đó. Vì nhà ta có tài sản, ta có thể vừa hưởng thụ tài sản, vừa làm các công đức”. Vị ấy từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là vị Tỷ-kheo bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về nước xoáy, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về nước xoáy là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi về nước xoáy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá dữ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này”. Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời, không phòng hộ tâm, niệm không an trú, các căn không chế ngự. Vị này thấy ở đây những phụ nữ mặc y phục không đoan chánh hay đắp y phục không đoan chánh. Khi thấy những phụ nữ mặc y phục không đoan chánh hay đắp y phục không đoan chánh, ái dục phá hoại tâm của vị ấy. Vị này, tâm bị ái dục phá hoại, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Tỷ-kheo bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về cá dữ, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về cá dữ là đồng nghĩa với phụ nữ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi về cá dữ.

Này các Tỷ-kheo, có bốn sự sợ hãi này, ở đây, một số thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này.

Xem chi tiết:

Kinh Tăng Chi Bộ – Chương IV – Bốn Pháp – XIII. Phẩm Sợ Hãi

Related Posts

Đỉnh cao của giáo dục và văn nghĩa

32) Thưa Tôn giả Gotama, nay con đi đến Sa-môn Mahà Moggalàna và nói về ý nghĩa này. Sa-môn Moggalàna, với những câu như...

16 việc không thể nào thỏa mãn

Ở đời có mười sáu việc không thể nào thỏa mãn. Ðó là mười sáu việc gì? Biển không thỏa mãn...

7 pháp đoạn trừ lậu hoặc

Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho...

Nhận thức về đời sống và cách tu tập

Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/doc/KinhTieuBo-Tap01-05-C01

Tập kinh xưa cổ gần thời Đức Phật nhất

Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/doc/KinhTieuBo-Tap01-05

3 niềm tin tối thượng

(XC) (Tik. V, 1) (It. 87) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến,...

  • Thư viện
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ – Góp ý

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nguyện xin công đức này hướng về khắp tất cả chúng sinh, đều trọn thành Phật Đạo.
© 2016-2022 - Bước Đầu Học Phật - Thư Viện. All rights reserved

No Result
View All Result
  • I. Thế Giới Nói Gì
    • Tổ Chức Thế Giới
    • Nhà Khoa Học
    • Tôn Giáo Khác
    • Doanh Nhân
    • Người Nổi Tiếng
  • II. Bằng Chứng Là Gì
    • Khoa Học
    • Di Tích
    • Lịch Sử
    • Con Người
    • Văn Học
    • Kinh Điển
  • III. Phật Gotama là Ai?
    • Hoàn Cảnh Lịch Sử
    • Thời Sơ Sinh
    • Thời Tuổi Trẻ
    • Thời Tìm Đạo
    • Thời Giác Ngộ
    • Thời Thuyết Giảng
    • Đức Phật Niết Bàn
    • Đệ Tử Nổi Tiếng
    • Cư Sĩ Nổi Tiếng
    • Kết Tập Kinh Điển
  • IV. Cốt Lõi Phật Dạy
    • Khi Giác Ngộ
    • Khi Thuyết Giảng
    • Khi Niết Bàn
  • V. Kiến Thức Cơ Bản
    • Tứ Thánh Đế
    • Bát Chánh Đạo
    • 37 Phẩm Trợ Đạo
    • 6 Căn
    • 6 Trần
    • 6 Thức
    • Ngũ Uẩn
    • 12 Nhân Duyên
    • Tam Quy
    • Ngũ Giới
    • Thập Thiện
    • Nghiệp
    • Khổ
    • Vô Thường
    • Vô Ngã
    • Tánh Không
    • Như Lý Tác Ý
    • 7 Pháp Đoạn Trừ
    • 10 Điều Không Vội
    • Khái Niệm Cần Biết
  • VI. Phật Dạy Gì
    • Làm Người
    • Làm Con
    • Làm Cha
    • Làm Mẹ
    • Làm Chồng
    • Làm Vợ
    • Làm Thầy
    • Làm Trò
    • Làm Bạn
    • Làm Lãnh Đạo
    • Làm Chủ
    • Làm Nhân Viên
    • Làm Đẹp
    • Làm Giàu
    • Làm Kinh Doanh
    • Làm Phước
    • Báo Hiếu
    • Báo Ơn
    • Bảo Vệ Môi Trường
    • Giải Quyết Vấn Đề
  • VII. Phương Pháp Học Hành
    • Đi Đứng
    • Nằm Ngồi
    • Nói Nín
    • Động Tĩnh
    • Ăn Uống
    • Thức Ngủ
    • Nghe Hỏi
    • Ở Mặc
    • Vệ Sinh
    • Giao Tiếp
    • Giảng Dạy
    • Vấn Đáp
    • Cầu Nguyện
    • Cúng Tế
    • Sám Hối
    • Giới Luật
    • Tinh Tấn
    • Chữa Bệnh
    • Chánh Kiến
    • Chánh Niệm
    • Thiền Định
    • Giác Ngộ
    • Sống Một Mình
    • Sống Nhiều Người
    • Cách Nhận Thức
    • Cách Nhớ Lâu
    • Cách Tiêu Dùng
    • Cách Niệm Phật
    • Trừ Phiền Não
    • Không Phóng Dật
    • Vấn Đề Tâm
    • 10 Điều Không Vội Tin
  • VIII. Kết Quả Áp Dụng Lời Phật
    • Tại Gia
    • Xuất Gia
    • Người Khôn
    • Người Ngu
    • Các Hạng Người
    • Các Khái Niệm
  • IX. Các Vấn Đề Siêu Hình
    • Chân Lý
    • Chứng Đắc
    • Cõi Giới
    • Giải Thoát
    • Hào Quang
    • Khi Chết
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
    • Tội Lỗi
    • Thiên Nhiên
    • Sự Vi Diệu
    • Thời Gian
    • Thần Thông
    • Tuổi Thọ
    • Trí Tuệ
    • Gotama
    • Như Lai
    • Sự Kiện Hiếm Có
    • Tồn Vong Phật Pháp
  • X. Kinh Pali
    • Kinh Tiểu Bộ
    • Kinh Trung Bộ
    • Kinh Tăng Chi Bộ
    • Kinh Tương Ưng Bộ
  • Sơ Đồ Phật Học
  • Tham Khảo
    • Web
    • Tác Phẩm
    • Thư Viện – Bảo Tàng
    • Các Giảng Sư
    • Các Nhà Nghiên Cứu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Góp ý

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nguyện xin công đức này hướng về khắp tất cả chúng sinh, đều trọn thành Phật Đạo.
© 2016-2022 - Bước Đầu Học Phật - Thư Viện. All rights reserved